Quyết định 1042/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 về Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1042/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 25/07/2019
Ngày có hiệu lực 25/07/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Quân
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1042/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Ban Tuyên giáo TW (để b/c);
-
y ban Văn hóa TNTNNĐ của Quốc hội (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan Trung ương các
đoàn thể;
- Trung ương Đoàn TNCSHCM (để p/h);
- UBND t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ s
GDNN (để t/h);
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”
(Kèm theo Quyết định số 1042/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” (gọi tắt là Đán), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch triển khai Đán như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

- Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung của Đề án, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và địa phương trong việc triển khai Đán, đảm bảo thời gian theo kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mi cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Việc triển khai kế hoạch được tổ chức rộng khắp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc; đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức và có tác động mạnh mẽ đến học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Giai đoạn 2019 - 2020

- 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tc ứng xử do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường.

- 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.

[...]