Quyết định 1036/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Kạn đến 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1036/QĐ-TTg
Ngày ban hành 09/06/2016
Ngày có hiệu lực 09/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1036/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2035

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch:

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Kạn bao gồm toàn tỉnh Bắc Kạn trên phạm vi 8 đơn vị hành chính: 01 Thành phố (Bắc Kạn); 07 huyện (Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm), với tổng số 122 xã, phường, thị trấn.

Ranh giới lập quy hoạch được gii hạn như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Tổng diện tích tự nhiên 4.859,41 km2;

Tổng dân số năm 2013 của vùng lập quy hoạch khoảng: 305.560 người.

Mật độ dân số là 63 người/km2

2. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa mục tiêu quy hoạch chiến lược cấp quốc gia, quy hoạch vùng trung du miền núi phía Bắc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn.

- Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các thế mạnh về nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, năng lượng, khoáng sản, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo phát triển hài hòa và bn vững giữa đô thị và nông thôn.

- Tạo cơ sở hình thành hệ thống đô thị, phân loại, phân cấp đô thị, xác định tính chất đô thị cải tạo, xây mới, nâng cấp... lựa chọn mô hình phát triển. Đề xuất phân bố không gian xây dựng công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội, và các điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp, du lịch... trong đó xác định các vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội theo hướng cân bng và bn vững. Xác định khung hạ tầng kỹ thuật diện rộng, làm cơ sở cho việc kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia đi qua địa bàn tỉnh và lựa chọn quỹ đất hợp lý để phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, các khu chức năng khác trong vùng tỉnh.

- Tạo lập cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn trong tỉnh, xây dựng các chương trình kế hoạch và hoạch định các chính sách phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực.

3. Các yêu cầu nghiên cứu

a) Tầm nhìn, tính chất và mục tiêu phát triển vùng

- Tầm nhìn

Đến năm 2035, Bắc Kạn trở thành một tỉnh miền núi phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, có an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và đoàn kết các dân tộc vững chắc, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn, môi trường sống văn minh, hiện đại, giàu bản sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao;

[...]