UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
103/2005/QĐ-UB
|
Sơn
La, ngày 07 tháng 09 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 12 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình; Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 6/5/2005 của Bộ Xây dựng
về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của
Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 186/TT-XD ngày 02 tháng 8
năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này Quy định về phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số
1688/QĐ-UB ngày 22/8/2000 của của UBND tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị - xã
hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có nên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- VP các Ban Tỉnh uỷ;
- VP đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh;
- VP và các Ban HĐND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VP UB, CVK.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH
Hoàng Chí Thức
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ-UBND ngày 07/ 9/2005 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Sơn La).
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này cụ
thể hóa một số nội dung Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ
cho phép UBND tỉnh phân cấp thực hiện và được áp dụng đối với việc quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La. Dự án tái định cư thủy
điện Sơn La được thực hiện theo quyết định riêng.
Điều 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Việc đầu tư
xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng và phải có chủ trương đầu tư
theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp đầu
tư khi chưa có quy hoạch được duyệt:
a. Trước khi lập
dự án chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết, hoặc lập quy hoạch điều chỉnh,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc điều chỉnh quy hoạch phải có sự thoả
thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
chi tiết, cơ quan quản lý quy hoạch chung, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
b. Đối với các
dự án xây dựng phục vụ sản xuất, kinh doanh thì việc đầu tư phải phù hợp với
quy hoạch phát triển ngành; nếu quy hoạch ngành chưa được xác định thì phải có
sự chấp thuận của ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực đó, trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh quyết định trước khi lập dự án.
Phần II
THẨM ĐỊNH,
PHÊ DUYỆT, DỰ ÁN ĐẦU TƯ, BÁO CÁO KINH TẾ - KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
Điều 3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo KT-KT xây dựng công trình.
1. Đối với các
công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý:
a. Đối với các
công trình có mức vốn đền 500 triệu đồng: Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện,
thị xã chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
Phòng Tài chính
- Kế hoạch thẩm định phần thuyết minh và tổng mức đầu tư, tổng họp thẩm định
thiết kề cơ sở. Trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến tham gia của các phòng
chuyên môn thuộc UBND huyện về tổng mức đầu tư xây dựmg công trình làm cơ sở thẩm
định.
Các phòng
chuyên môn thuộc UBND huyện thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo
kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, gửi phòng Tài Chính - Kế hoạch tổng hợp
và được thu lệ phí thẩm định theo quy định. Trường hợp các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện không đủ điều kiện, năng lực để thẩm định thì được phép thuê đơn vị
tư vấn có chức năng thẩm định chuyên ngành để thẩm định hoặc có tờ trình đề nghị
và gửi hồ sơ tới các Sở Xây dựng chuyên ngành xin ý kiến thẩm định trước khi
phê duyệt.
b. Đối với các
công trình có mức vốn trên 500 triệu đồng: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ
chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
Sở kế hoạch và
Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định phần thuyết minh, tổng mức đầu tư, tổng hợp
thẩm định thiết kế cơ sở. Trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư xin
ý kiến tham gia của các Sở Xây dựng chuyên ngành về tổng mức đầu tư xây dựng
công trình. Sở Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm
định về nguồn vốn thực hiện dự án.
Các sở xây dựng
chuyên ngành thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo kinh tế kỹ thuật
xây dimg công trình, gửi sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và được thu lệ phí thẩm
định theo quy định.
2. Đối với các
công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và nguồn
vốn ngân sách tỉnh uỷ quyền cho cấp huyện, thị xã quản lý: UBND các huyện, thị
xã tự tổ chức thẩm định hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định chuyên
ngành để thẩm định hoặc bập tờ trình đề nghị và gửi hồ sơ tới các Sở xây dựng
chuyên ngành xin ý kiến trước khi phê duyệt.
3. Đối với các
dự án khác do người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định.
Điều 4. Thẩm quyển thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Đối với các
dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh:
a. Sở kế hoạch
và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định và trực tiếp thẩm định thuyết
minh dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của UBND tỉnh. Trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu
tư có thể xin ý kiến tham gia của các Sở xây dựng chuyên ngành về tổng mức đầu
tư xây dựng công trình.
b. Thẩm định
thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, nhóm C (có giá trị trên 500 triệu đồng)
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của các bộ, ngành và ngân sách tỉnh quản lý
xây dựng tại địa phương: Được thực hiện theo nội dung quy định tại điều 9, Nghị
định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
2. Các dự án
khác do người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định.
Điều 5. Tham quyền quyết định đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước.
1. Đối với các
dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc tỉnh quản lý: Uỷ quyền cho Giám đốc
Sở kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng theo mục 1 điều 12 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005
của Chính phủ, có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, sau khi có chủ trương đầu tư
theo quy định.
2. Đối với các
dự án trong phạm vi ngân sách địa phương cấp huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn;
ngân sách tỉnh uỷ quyền cấp huyện, thị xã quản lý:
a. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới
3 tỷ đồng; riêng thị xã Sơn La được quyền quyết định đầu tư dự án có tổng mức đầu
tư đến 5 tỷ đồng.
b. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được quyền quyết định đầu tư các dự án
thuộc ngân sách địa phương cấp mình quản lý có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng.
3. Các dự án đầu
tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước (kể cả ngân sách cấp huyện) vượt tổng
mức đầu tư quy định tại mục 1, mục 2 điều này thuộc thẩm quyền quyết định đầu
tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Các công
trình xây dựng khác không thuộc mục 1 điều 12 Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính
phủ, sử dụng vốn ngân sách do tỉnh quản lý có mức vốn dưới 5 tỷ đồng: Căn cứ nội
dung và yêu cầu đầu tư, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư thoả thuận với Sở Xây dựng
chuyên ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc phải lập dự án đầu tư hoặc
lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. Thẩm quyền quyết định đầu tư
thực hiện như mục 1, mục 3 điều này.
5. Các Quyết định
đầu tư được uỷ quyền hoặc được phân cấp phải được gửi về Sở kế hoạch và Đầu tư
để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện.
Phần III
THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán.
1. Việc thẩm định,
phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, thực hiện theo
điều 16 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
2. Trường hợp chủ
đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức tư
vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán công trình
làm cơ sở cho việc phê duyệt.
3. Căn cứ vào
điều kiện thực tế của địa phương, cho phép các Sở có xây dựng chuyên ngành; các
đơn vị sự nghiệp có chức năng tư vấn thẩm tra, thẩm định, kiểm định; Phòng kinh
tế kỹ thuật hạ tầng các huyện, thị xã được thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình phù hợp với năng lực cán bộ
chuyên môn của mình quản lý, và được thu chi phí thẩm định theo quy định.
Điều 7. Cấp phép xây dựng công trình.
1. Điều kiện được
cấp phép xây dựng công trình trong đô thị Thực hiện theo điều 65 của Luật Xây dựng.
Trường hợp công
trình xây dựng nơi chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt phải có sự chấp thuận
của liên ngành; Sở Xây dựng và cơ quan quản lý quy hoạch chi tiết, UBND huyện,
thị xã nơi dự án đầu tư; thoả thuận quy hoạch trước khi cấp phép Xây dựng và cấp
phép theo chứng chỉ thoả thuận quy hoạch. Sở Xây dựng là cơ quan cấp chứng chỉ
thoả thuận quy hoạch.
2. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp phép xây dựng đối với
các loại công trình sau:
a. Công trình cấp
đặc biệt, cấp I, công trình di tích lịch sử- văn hoá, công trình tượng đài,
tranh hoành tráng, quảng cáo, quảng trường, các công trình xây dựng xung quanh
quảng trường, các công trình xây dựng theo tuyến liên huyện qua đô thị.
b. Công trình
trụ sở của các cơ quan doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh xây dựng trên trục đường phố chính đô thị có chỉ giới xây dựng
từ 25m trở lên.
3. ủy quyền cho
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã cấp phép xây dựng các công trình còn lại
và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các
công trình tại mục 2 điều 7 nêu trên.
Phòng hạ tầng
kinh tế các huyện, phòng quản lý đô thị thị xã là cơ quan thụ lý hồ sơ trình Chủ
tịch UBND huyện, thị xã cấp giấy phép.
4. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, cấp phép xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ ở những điểm
dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính
do Xã quản lý theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã. Cán bộ địa chính
xã thụ lý hồ sơ trình Chủ tịch UBND Xã cấp giấy phép. Trường hợp chưa có quy hoạch
xây dựng được duyệt thì phải có văn bản thoả thuận của Uỷ ban nhân dân huyện,
thị xã trước khi Chủ tịch UBND xã cấp giấy phép xây dựng.
5. Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý theo pháp luật
các trường hợp vi phạm giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính mình quản
lý như: cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo công trình không có
giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai giấy phép xây dựng; tổ chức xây dựng
bộ phận công trình, công trình trên đất không được xây dựng.
6. Các cơ quan
quản lý không được cung cấp các dịch vụ điện, nước và đình chỉ các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không
có giấy phép, hoặc công trình xây dựng không đúng giấy phép được cấp, khi có
thông báo của cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp phép xây dựng.
Điều 8. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Giao cho
Giám đốc sở Xây dựng, chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các Quy định, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện chế độ chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự
toán, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán và
thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Sở Xây dựng
có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan, Uỷ
ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng giá vật liệu, nhân công, chi phí vận
chuyển và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng theo hướng dẫn của các Bộ,
Ngành, phù hợp với điều kiện của địa phương, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban
hành áp dụng đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
3. Giám đốc các
Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, cơ quan cấp phát vốn, căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định về lập kế hoạch,
quản lý vốn, giám sát đầu tư, tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng
công trình theo quy định hiện hành.
4. Giám đốc các
Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm điều
tra khảo sát và cung cấp các số liệu theo yêu cầu của sở Xây dựng thuộc lĩnh vực,
địa bàn mình quản lý để sở Xây dựng tổng hợp.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm các cấp, các ngành.
Thủ trưởng các
Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các doanh nghiệp, tổ chức có
liên quan có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định
này.
Điều 10. Bổ sung, điều chỉnh.
Trong quá trình
tổ chức thực hiện, nếu có những vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung; đề nghị UBND
các huyện, thị xã; các Sở, Ban, Ngành phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng
để tổng hợp và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.