ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1022/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày 15 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, 13 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THAY THẾ, 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1556/QĐ-BGDĐT
ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục
hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc chức năng phạm vi quản lý
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo tại Tờ trình số 661/TT-SGD&ĐT ngày 19 tháng 4 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này Danh mục 04 thủ tục hành chính ban hành mới, 13 thủ
tục hành chính thay thế, 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Bến Tre. (Phụ lục 1)
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Danh mục 21 thủ tục
hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được công bố tại Quyết định số
241/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến
Tre. (Phụ lục 2)
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các PCVP. UBND tỉnh;
- Phòng KSTT (kèm hồ sơ), TTTTĐT;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Cao Văn Trọng
|
PHỤ LỤC 1
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
1. Danh mục thủ tục hành chính ban
hành mới
Số
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Thời
hạn giải quyết
|
Địa
điểm thực hiện
|
Phí,
lệ phí
|
Căn
cứ pháp lý
|
Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo
|
1
|
Cho phép trường trung học cơ sở
hoạt động trở lại
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục.
|
2
|
Cho phép trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại
|
30
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
3
|
Cho phép trường tiểu học hoạt động
giáo dục trở lại
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
4
|
Cho phép trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động trở lại
|
15
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
2. Danh mục thủ tục hành chính
thay thế
Số
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Thời
hạn giải quyết
|
Địa
điểm thực hiện
|
Phí,
lệ phí
|
Căn
cứ pháp lý
|
Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo
|
1
|
Thành lập trung tâm học tập cộng
đồng
|
15
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục.
|
2
|
Thành lập trường trung học cơ sở
công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục
|
40
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
3
|
Cho phép trường trung học cơ sở
hoạt động giáo dục
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
4
|
Sáp nhập, chia, tách trường trung
học cơ sở
|
40
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
5
|
Giải thể trường trung học cơ sở
(theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường)
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
6
|
Thành lập trường tiểu học công lập,
cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
|
40
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
7
|
Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
|
40
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
8
|
Giải thể trường tiểu học (theo đề
nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học).
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
9
|
Cho phép trường tiểu học hoạt động
giáo dục
|
20
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
10
|
Thành lập trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm
non, nhà trẻ dân lập, tư thục
|
35
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
11
|
Cho phép trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
|
30
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
12
|
Sáp nhập, chia, tách trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ
|
35
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
13
|
Giải thể trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập).
|
10
ngày làm việc
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
|
Không
|
3. Danh mục thủ tục hành chính bị
bãi bỏ
Số
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
|
1
|
Giải thể Trung tâm học tập cộng
đồng tại xã, phường, thị trấn - UBND cấp huyện
|
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục
|
PHỤ LỤC 2
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Danh mục thủ tục hành chính bị
thay thế
Số
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
văn bản QPPL quy định việc thay thế thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
|
1
|
Thành lập Trung tâm học tập cộng
đồng tại xã, phường, thị trấn
|
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục
|
2
|
Thành lập, cho phép thành lập
trường trung học cơ sở
|
3
|
Cho phép hoạt động giáo dục trường
trung học cơ sở
|
4
|
Sáp nhập, chia tách trường trung
học cơ sở
|
5
|
Giải thể trường trung học cơ sở
|
6
|
Thành lập, cho phép thành lập
trường tiểu học
|
7
|
Sáp nhập, chia tách trường tiểu học
|
8
|
Giải thể trường tiểu học
|
9
|
Cho phép hoạt động giáo dục trường
tiểu học
|
10
|
Thành lập nhà trường, nhà trẻ
|
11
|
Cho phép thành lập nhà trường, nhà
trẻ tư thục
|
12
|
Cho phép thành lập nhà trường, nhà
trẻ dân lập
|
13
|
Cho phép hoạt động giáo dục nhà
trường, nhà trẻ
|
14
|
Cho phép hoạt động giáo dục nhà
trường, nhà trẻ tư thục
|
15
|
Cho phép nhà trường, nhà trẻ dân
lập hoạt động giáo dục
|
16
|
Sáp nhập, chia, tách nhà trường,
nhà trẻ
|
17
|
Sáp nhập, chia, tách nhà trường,
nhà trẻ tư thục
|
18
|
Sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà
trẻ dân lập
|
19
|
Giải thể hoạt động nhà trường, nhà
trẻ
|
20
|
Giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục
|
21
|
Giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập
|
NỘI DUNG CỤ THỂ
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Thủ tục hành chính ban hành mới
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Cho phép trường trung
học cơ sở hoạt động trở lại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trung học sở trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định
cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động
giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải
quyết.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo
dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Trường trung học cơ sở công lập;
- Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân
đối với trường trung học cơ sở tư thục.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện:
Quyết định cho phép nhà trường hoạt
động giáo dục trở lại.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên
nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định
đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải
được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
2. Thủ tục: Cho
phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn
bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non,
nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng
quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy
định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo
dục trở lại; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng
văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động
giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra;
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng Phòng Giáo dục và
Đào tạo.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc
đình chỉ.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
3. Thủ tục: Cho phép trường tiểu
học hoạt động giáo dục trở lại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho
phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục trở lại; trường hợp chưa quyết định
cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ
lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo
dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trường tiểu học
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép trường tiểu học
hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu trường
tiểu học đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị
đình chỉ và có hồ sơ theo quy định đề nghị được hoạt động trở lại được Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được
công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
4. Thủ tục: Cho
phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sau
thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên
nhân dẫn đến việc đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Ủy
ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ
00 đến 11 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho
phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại. Nếu chưa cho phép hoạt động
giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục
và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cho phép hoạt động trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
d) Số Iượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cho phép trung tâm học tập
cộng đồng hoạt động trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm
học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và
phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
II. Thủ tục hành chính thay thế
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Thủ tục: Thành lập trung tâm
học tập cộng đồng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy
ban nhân dân cấp xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Ủy
ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ
00 đến 11 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
thành lập. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy
ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải
quyết.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã đề
nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các
điều kiện theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch và bản sao có chứng
thực các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến làm cán bộ quản
lý trung tâm học tập cộng đồng.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định thành lập trung tâm học
tập cộng đồng và cho phép hoạt động giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ
sở giáo dục của địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.
- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kế
toán, thủ quỹ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm theo quy định.
- Có địa điểm cụ thể, cơ sở vật chất
và các thiết bị, chương trình giáo dục, kế hoạch và tài liệu học tập cần thiết
đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới
hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
2. Thủ tục:
Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung
học cơ sở tư thục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý
kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản
thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập
trường nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc
cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào
tạo và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thành lập trường;
- Đề án thành lập trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn
bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan
có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý
kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức hoặc cá nhân.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện:
Quyết định thành lập trường trung học
cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có đề án thành lập trường phù hợp
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án thành lập trường xác định rõ
mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất,
thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài
chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
3. Thủ tục: Cho
phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định
cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động
giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải
quyết.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cho phép nhà
trường hoạt động giáo dục;
- Bản sao có chứng thực quyết định
thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
- Văn bản thẩm định của các cơ quan
liên quan về các điều kiện theo quy định.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Trường trung học cơ sở công lập;
- Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân
đối với trường trung học cơ sở tư thục.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép trường trung học
cơ sở hoạt động giáo dục.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết
định cho phép thành lập của người có thẩm quyền;
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất,
trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
- Phòng học được xây dựng theo tiêu
chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có
bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là
hai ca trong một ngày;
- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo
quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành;
- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa
năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;
- Khối hành chính - quản trị gồm:
Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể
cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế
trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích
ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập
thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong
khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;
- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông
tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.
- Địa điểm của trường bảo đảm môi
trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường
học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường.
Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động
giáo dục;
- Có chương trình giáo dục và tài
liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với
từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực
hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy
định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của
nhà trường.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
4. Thủ tục: Sáp
nhập, chia, tách trường trung học cơ sở
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý
kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách
trường và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp
nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định
sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản
thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập,
chia, tách trường và nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc sáp nhập, chia,
tách;
- Đề án sáp nhập, chia, tách;
- Các văn bản xác nhận về tài chính,
tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan
có liên quan.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
đ) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức hoặc cá nhân.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định sáp nhập, chia, tách
trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung
học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Việc sáp nhập, chia, tách trường
trung học cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ
sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích
hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
5. Thủ tục: Giải
thể trường trung học cơ sở (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định
giải thể trường.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ
chức, cá nhân;
- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng
Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với
trường trung học cơ sở công lập);
- Tổ chức, cá nhân thành lập trường
(đối với trường trung học cơ sở tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định giải thể trường trung học
cơ sở của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
6. Thủ tục:
Thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào
tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành
lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép
thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban
nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thành lập trường;
- Đề án thành lập trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn
bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan
có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý
kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với
trường tiểu học công lập);
- Tổ chức hoặc cá nhân (đối với
trường tiểu học tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định thành lập trường tiểu học
công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trường tiểu học tư thục của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có đề án thành lập trường phù hợp
với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học.
- Đề án thành lập trường xác định rõ
mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm
và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài
chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
7. Thủ tục: Sáp
nhập, chia, tách trường tiểu học
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào
tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường
tiểu học đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp
nhập, chia, tách trường tiểu học. Nếu chưa quyết định sáp
nhập, chia, tách trường tiểu học thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu
rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc sáp nhập, chia,
tách;
- Đề án sáp nhập, chia, tách;
- Các văn bản xác nhận về tài chính,
tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan
có liên quan.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị
sáp nhập, chia, tách trường tiểu học công lập);
- Tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị sáp
nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định sáp nhập, chia, tách
trường tiểu học công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường tiểu
học tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu
học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ
sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích
hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
8. Thủ tục:
Giải thể trường tiểu học (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập
trường tiểu học).
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung
cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
căn cứ đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể
trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Quyết định giải thể phải ghi rõ lý
do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo
viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ
chức, cá nhân;
- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng
Giáo dục và Đào tạo.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị
giải thể trường tiểu học công lập);
- Tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị giải
trường tiểu học dân lập, tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định giải thể trường tiểu học
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
9. Thủ tục: Cho
phép trường tiểu học hoạt động giáo dục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ,
xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn 20 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định
cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho
phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và
hướng giải quyết.
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường tiểu học không
được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập trường.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo
dục;
- Quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập trường;
- Văn bản thẩm định của các cơ quan
có liên quan về các điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trường tiểu học
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép trường tiểu học
hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có quyết định về việc thành lập
hoặc cho phép thành lập trường.
- Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất,
thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục:
- Diện tích khu đất xây dựng trường
được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình
quân tối thiểu 10 m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn,
miền núi; 06 m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng
diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định; Ủy ban nhân dân
cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế
và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Cơ cấu khối công trình gồm:
Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường;
cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu
trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo
dục; phòng máy tính; phòng truyền thông và hoạt động Đội; phòng y tế trường
học; phòng bảo vệ;
Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học
nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật
học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;
Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo
viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước
bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm
sân chơi, sân tập có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường; sân
chơi phải bằng phẳng có cây bóng mát; sân tập phù hợp và bảo đảm an toàn cho
học sinh;
Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều
kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú; khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi
dãy phòng học; khu bể bơi; khu thể dục thể thao có đồ chơi, thiết bị vận động
cho học sinh.
- Bảo đảm có đủ thiết bị giáo dục ít
nhất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục
vụ kịp thời các yêu cầu về thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh.
- Địa điểm xây dựng trường bảo đảm
môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
- Có chương trình giáo dục và tài
liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực
hiện chương trình giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy
định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
10. Thủ tục: Thành lập trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm
định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo
và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành
lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thành lập của cơ
quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ
chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư
thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non,
nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em;
- Đề án thành lập trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; mục tiêu, nhiệm
vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ
chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài
chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng
số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh
rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển
trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
- Văn bản về chủ trương giao đất hoặc
hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 năm;
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt
bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng
trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc
(nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện
tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
- Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị
thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập);
- Tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành
lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính
Quyết định thành lập trường mẫu giáo,
trường mầm non nhà trẻ công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trường mẫu
giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có đề án thành lập trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án thành lập trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội
dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng
trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây
dựng và phát triển.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
11. Thủ tục:
Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận
và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn
bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non,
nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng
quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhà trẻ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy
định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo
dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản
cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động
giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao
được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (sau
đây gọi chung là bản sao có chứng thực) quyết định thành lập hoặc quyết định
cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Báo cáo chi tiết về tình hình triển
khai Đề án đầu tư thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Báo cáo
cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: Các điều
kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
- Danh sách đội ngũ giáo viên trong
đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa
trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng giáo viên;
- Danh sách cán bộ giữ chức vụ Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng,
trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được
đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà
trẻ với từng cán bộ quản lý;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài
liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng
làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử
dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với
thời hạn tối thiểu 05 năm;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về số
tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm
tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các
hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi
được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp
theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non,
nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
- Quy chế tổ chức và hoạt động, quy
chế chi tiêu nội bộ của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết
định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật
chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ
thể:
- Trường mẫu giáo, trường mầm non,
nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em
đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
- Diện tích khu đất xây dựng gồm:
Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích
khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với
khu vực đồng bằng, trung du; 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực
thành phố, thị xã và núi cao.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có
thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện
tích theo quy định;
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà
trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà
nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo
quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà
trẻ dân lập, tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng
của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê
trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước.
- Khuôn viên của trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
- Cơ cấu khối công trình gồm:
Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng
quy chuẩn quy định;
Khối phòng phục vụ học tập: Phòng
giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà
bếp và kho;
Khối phòng hành chính quản trị gồm:
Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính
quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho
giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp;
sân chơi chung; sân chơi - cây xanh.
- Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài
liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm
thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy
định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của
trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
12. Thủ tục:
Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm
định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo
và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu
không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Đề án sáp nhập, chia, tách trường
mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp
nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập);
- Tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập,
chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục).
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính
Quyết định sáp nhập, chia, tách
trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc Quyết định cho phép sáp
nhập, chia, tách trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Việc sáp nhập, chia, tách trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ
sở giáo dục của địa phương;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
- Góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
13. Thủ tục:
Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (theo yêu cầu của tổ chức, cá
nhân đề nghị thành lập).
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ
chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11
giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra phiếu hẹn.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu
bổ sung.
Bước 3: Chuyển
bộ phận chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn
10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện ký ban hành quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo,
trường mầm non, nhà trẻ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì
có văn bản trả lời và nêu lý do cụ thể.
Bước 4: Đến
hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra
của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Biên bản kiểm tra;
- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ
chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trong đó nêu rõ lý
do đề nghị giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ
em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
phương án giải quyết các tài sản của trường.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu
giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định cho phép giải thể trường
mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.