Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 102/BXD-GĐ năm 1992 về Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 102/BXD-GĐ
Ngày ban hành 15/06/1992
Ngày có hiệu lực 15/06/1992
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Ngô Xuân Lộc
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/BXD-GĐ

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 ĐIỀU LỆ

(Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng số 102/BXD-GD ngày 15-6-1992)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một khâu quan trọng trong quản lý xây dựng cơ bản, nhằm làm cho công trình xây dựng thoả mãn các tính năng cụ thể phải có về bảo đảm hiệu quả đầu tư, tính ổn định, an toàn, tiện nghi, thẩm mỹ, môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:

1. Phòng ngừa không để các vi phạm chất lượng phát sinh.

2. Thể hiện trong tất cả các khâu, từ chuẩn bị xây dựng đến xây lắp, đưa công trình vào sản xuất, sử dụng.

3. Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng, không để gây sự cố làm thiệt hại về người và của.

4. Nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm của mọi thành viên có liên quan đến xây dựng công trình trong khâu đảm bảo chất lượng công trình.

Điều 3. Nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

A. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1. Tổ chức cơ quan thích hợp để quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Ban hành hoặc trình nhà nước ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, quy định việc áp dụng TCVN và các tiêu chuẩn nước ngoài liên quan đến chất lượng công trình xây dựng.

3. Thanh tra, kiểm tra, giám định Nhà nước và là trọng tài giải quyết các tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.

4. Quản lý Nhà nước các hoạt động về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và thông tin nghiệp vụ về chất lượng công trình xây dựng.

B. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

1. Có tổ chức thích hợp để kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng một cách có hệ thống.

2. Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, hàng hoá, thiết bị dùng trong các công trình xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng theo quy định của Nhà nước.

3. Các đơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp phải có quy trình quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về phần việc của mình trong công trình xây dựng, phải quy định thời gian bảo hành. Quá trình đưa công trình vào sử dụng, sản xuất, nếu có sự cố lớn trong lúc tuổi thọ công trình vẫn còn, các đơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp vẫn bị truy cứu trách nhiệm nếu nguyên nhân sự cố đó là do vi phạm chất lượng khảo sát, thiết kế, xây lắp gây ra.

4. Các đơn vị là chủ đầu tư công trình xây dựng:

a) Công trình thuộc sở hữu Nhà nước - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng một cách toàn diện. Nếu không đủ trình độ về kỹ thuật xây dựng phải thuê tổ chức (hoặc cá nhân) có đủ điều kiện chuyên môn để quản lý chất lượng công trình.

b) Công trình thuộc các sở hữu khác. Chủ đầu tư nếu không đủ trình độ về kỹ thuật xây dựng phải thuê tổ chức (hoặc cá nhân) có đủ điều kiện chuyên môn thực hiện xây dựng và quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về thủ tục xây dựng bảo vệ môi trường, an toàn cho người và phòng chống cháy.

Điều 4. Công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng xây dựng để được nghiệm thu, cấp giấy sử dụng, phải có đủ các yêu cầu tối thiểu sau:

[...]