Quyết định 1008/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 1008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Đinh Văn Điến |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1008/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2806/TTr-SGTVT ngày 26/12/2013, Biên bản thẩm định ngày 23/12/2013 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và hồ sơ quy hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau:
I. Quan điểm phát triển:
- Đẩy mạnh hợp tác vùng, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn mang tính đột phá đi thẳng vào công nghệ hiện đại để có sản phẩm công nghiệp tàu thủy có tính cạnh tranh cao trên thị trường thủy nội địa, tiến tới xuất khẩu công nghệ đóng tàu.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy theo quy hoạch có hiệu quả; đồng thời cần có cơ chế chính sách phù hợp để huy động tối đa mọi nguồn vốn cũng như năng lực sản xuất, quản lý của các thành phần kinh tế.
- Tận dụng các cơ sở hiện có, đầu tư theo chiều sâu, cải tạo nâng cấp các cơ sở, kết hợp công nghệ giữa đóng mới và sửa chữa tàu, trong đó cần tập trung cho các cơ sở đóng - sửa chữa tàu vận tải ≤ 3.000 tấn và tàu chuyên dùng đặc biệt có giá trị kinh tế cao (các cơ sở đóng, sửa chữa gam tàu vận tải ≤ 3.000 tấn chủ trương xã hội hóa, phát triển theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch địa phương); đồng thời đầu tư hoàn chỉnh một số cơ sở mũi nhọn theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa theo gam tàu để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.
- Trong lĩnh vực đầu tư vừa phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy. Từng bước xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy đồng bộ, ổn định, bền vững với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
- Quá trình phát triển ngành phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển các ngành và các địa phương liên quan; đồng thời phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường đóng, sửa chữa tàu khu vực.
II. Mục tiêu phát triển:
- Cơ cấu lại toàn diện ngành công nghệ đóng tàu theo hướng hạn chế các dự án xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy.
- Tận dụng các cơ sở hiện có, đầu tư theo chiều sâu, cải tạo nâng cấp các xưởng sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy.
- Phát triển cân đối các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy trên các sông Đáy, sông Hoàng Long...
- Đảm bảo nhu cầu sửa chữa và thay mới phương tiện thủy trước hết trên địa bàn tỉnh. Đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy. Đầu tư hoàn chỉnh 1 đến 2 cơ sở trên sông Đáy có thể đóng mới được tàu pha sông biển 3.000 tấn phục vụ nhu cầu phát triển đội tàu Quốc gia.
III. Quy hoạch chi tiết phát triển cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy: Từ dự báo nhu cầu phát triển đóng mới phương tiện thủy nội địa và nhu cầu sửa chữa phương tiện thủy, kết hợp với khảo sát thực tế hiện trạng các cơ sở sửa chữa và đóng mới trên các sông chính của tỉnh. Cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy nội địa cần nâng cấp và đầu tư xây dựng mới cụ thể, như sau:
1. Giai đoạn 2013 - 2015:
- Quy hoạch giữ nguyên các cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy, tập trung nâng cao tay nghề người thợ, tối ưu hóa quá trình sản xuất. Đáp ứng khả năng đóng mới được 40 ÷ 50 chiếc phương tiện thủy với tổng tải trọng khoảng 20.000 ÷ 30.000 tấn.
2. Giai đoạn 2016 - 2020:
- Quy hoạch di chuyển 2 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy (Xí nghiệp sửa chữa Tàu 71 - Công ty cổ phần Vận Tải Thủy 2; Hợp tác xã cổ phần Thống Nhất) ra ngoài trung tâm thành phố Ninh Bình về phía hạ lưu sông Đáy thuộc khu vực đóng tàu Kim Sơn.
- Đầu tư nâng cấp một số cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy: nâng cấp hạ tầng (nhà xưởng, triền đà,...), thiết bị nâng hạ, nâng cao khả năng tự động hóa trong quá trình đóng mới phương tiện thủy để có thể đóng mới tàu 3.000 tấn và đưa tàu lên triền đà sửa chữa có trọng tải 2.000 tấn.
- Quy hoạch đầu tư xây dựng mới 6 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy phục vụ nhu cầu sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy trên địa bàn tỉnh. Trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến để có thể đóng mới các tàu chuyên dùng (tàu tuần tra, tàu cứu nạn, du thuyền...) hướng tới xuất khẩu một số phương tiện thủy sang các tỉnh lân cận.