Quyết định 1008/QĐ-BCT năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 1008/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 25/02/2009 |
Ngày có hiệu lực | 25/02/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Vũ Huy Hoàng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2009 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC HÓA CHẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Cục Hóa chất trực thuộc Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Hóa chất là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hóa chất có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp; có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Chemicals Agency.
Tên viết tắt: VINACHEMIA.
1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền quyết định, ban hành:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hóa chất;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn về công nghiệp hóa chất quốc gia; các đề án, chương trình, cơ chế, chính sách về lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp, theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chương trình đàm phán, ký kết gia nhập các điều ước quốc tế về hóa chất;
c) Danh mục hóa chất quốc gia; cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; danh mục hóa chất cấm; danh mục hóa chất phải khai báo; danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
d) Hồ sơ cho phép sản xuất, xuất nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm cho các mục đích đặc biệt theo quy định của pháp luật;
2. Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành:
a) Kế hoạch phát triển hàng năm và năm năm về công nghiệp hóa chất, về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình nghiệp vụ chuyên ngành hóa chất; quy định về điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, khoảng cách an toàn đối với các cơ sở hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật; quy định điều kiện và chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới; quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp;
c) Danh mục hóa chất độc và mẫu kiểm soát mua, bán hóa chất độc;
d) Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình xây dựng chuyên ngành hóa chất thuộc dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn và thẩm định thiết kế cơ sở các dự án sản xuất nitrat amon theo quy định của pháp luật;
đ) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất.
e) Quy định quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất.
3. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các tổ chức, cá nhân; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất.
4. Chủ trì, phối hợp, tham gia hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình và các quy định về hoạt động hóa chất sau khi được phê duyệt; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành hóa chất theo phân công.
5. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất theo quy định của pháp luật; thông tin an toàn hóa chất.
6. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về ngành hóa chất; các văn bản cá biệt; văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
7. Cấp, thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận, đăng ký về hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật (giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất; giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất và giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; quyết định cho phép sản xuất nitrat amon, giấy phép kinh doanh nitrat amon; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nitrat amon và vật liệu nổ công nghiệp…)