Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 10-QĐ/TW năm 2001 ban hành Hướng dẫn quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng do Ban Bí thư ban hành

Số hiệu 10-QĐ/TW
Ngày ban hành 25/09/2001
Ngày có hiệu lực 25/09/2001
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ban Bí thư
Người ký Lê Hồng Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN BÍ THƯ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 10-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá IX; Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá IX;
- Xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,

BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng".

Điều 2. Các cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp, các tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thực hiện đúng Hướng dẫn này; nếu có những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban Bí thư (qua Uỷ ban Kiểm tra Trung ương).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hướng dẫn kèm theo Quyết định này thay thế Hướng dẫn ban hành kèm theo Thông tri số 19-TT/KT, ngày 26-11-1996 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (khoá VIII).

 

 

T/M BAN BÍ THƯ




Lê Hồng Anh

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG
(Kèm theo Quyết định số 10-QĐ/TW, ngày 25-9-2001 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)

Phần thứ nhất

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG VÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

I. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG

Điều 30

1. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng.

1.1. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. "Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo" (Văn kiện Đại hội V, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982, tập III, trang 123).

1.2. Các tổ chức đảng vừa là chủ thể, vừa là đối tượng kiểm tra, gồm có: chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ bộ phận), đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở; cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, uỷ ban kiểm tra, các ban đảng, văn phòng cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn.

2. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

2.1. Công tác kiểm tra của cấp uỷ tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương.

a) Lãnh đạo công tác kiểm tra.

Cấp uỷ, trước hết là ban thường vụ cấp uỷ xây dựng và chỉ đạo các cấp uỷ thuộc phạm vi quản lý của cấp mình xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác kiểm tra trong từng thời gian; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp uỷ cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra.

Triển khai, quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra đối với các tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định về sự phối hợp giữa các ban đảng, các ban đảng với ban cán sự đảng của cơ quan thanh tra, cơ quan pháp luật để làm tốt công tác kiểm tra.

Định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy chế làm việc; giải quyết những kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra.

Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của uỷ ban kiểm tra; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

[...]