Quyết định 10/2023/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 10/2023/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/06/2023
Ngày có hiệu lực 17/06/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2023/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Theo đề nghị của Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố tại Tờ trình số 24/TTr-CQTT ngày 31/5/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/6/2023 và thay thế Quyết định số 37/2011/QĐ-UB ngày 13/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thành phố Hà Nội, Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều
- Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Cục kiểm tra văn bản QLPL - Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội;
- VPUBNDTP: CVP, các P.CVP, các phòng: KTN, TH, TTTHCB;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

QUY CHẾ

VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 06/6/năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các Cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các Sở, ngành thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các đơn vị có liên quan trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

b) Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Thành phố).

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Hoạt động phối hợp được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ và cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

[...]