Quyết định 10/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu | 10/2019/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 10/02/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Đặng Quốc Khánh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2019/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 01 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 149/TTr-CAT-PV11 ngày 10/12/2018, kèm theo Báo cáo thẩm định số 588/BC-STP ngày 30/11/2018 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019 và thay thế Quyết định số 80/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định phối hợp quản lý tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ,
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp thực hiện của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
2. UBND cấp huyện;
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mời, bảo lãnh người nước ngoài.
1. Tuân thủ các quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Đảm bảo thống nhất công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2019/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 01 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 149/TTr-CAT-PV11 ngày 10/12/2018, kèm theo Báo cáo thẩm định số 588/BC-STP ngày 30/11/2018 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019 và thay thế Quyết định số 80/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định phối hợp quản lý tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ,
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp thực hiện của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
2. UBND cấp huyện;
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mời, bảo lãnh người nước ngoài.
1. Tuân thủ các quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Đảm bảo thống nhất công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Công tác phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đã được Nhà nước quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện.
4. Khi có cơ quan đề nghị phối hợp thì cơ quan được đề nghị thực hiện kịp thời, đúng nội dung đề nghị phối hợp. Trường hợp không thể đáp ứng nội dung đề nghị phối hợp, phải có văn bản thông báo lý do cho bên đề nghị phối hợp.
5. Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
1. Phối hợp trong xây dựng dự thảo, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản liên quan công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, các cơ sở cho người nước ngoài lưu trú và cá nhân người nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; giải quyết các vấn đề liên quan đến người nước ngoài trong thời gian cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
4. Cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tình hình người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
6. Thống kê số liệu về người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp;
2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
3. Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành.
5. Thông qua quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành.
6. Các hình thức khác theo quy định pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực này.
2. Thực hiện công tác quản lý khai báo tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; xác nhận đã khai báo tạm trú của người nước ngoài khi cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu.
3. Trao đổi, thông báo cho các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện về chủ trương, biện pháp thực hiện công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc nắm tình hình, quản lý, kiểm tra các giấy tờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật khác của người nước ngoài và vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có người nước ngoài cư trú, hoạt động. Thông báo cho các cơ quan liên quan về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam để chủ động phối hợp phòng ngừa, phát hiện, xử lý.
6. Phối hợp, trao đổi với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông tin, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh tại cửa khẩu; danh sách và dữ liệu người nước ngoài thuộc diện chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh; mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh và chứng nhận tạm trú do Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo. Chỉ đạo Công an các huyện biên giới trao đổi, cung cấp thông tin người nước ngoài khai báo tạm trú với Đồn Biên phòng đóng tại khu vực biên giới, cửa khẩu, khu kinh tế.
7. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo thống nhất, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhà quản lý, chuyên gia, người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật.
8. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện và chỉ đạo thực hiện kịp thời những nội dung, vấn đề liên quan đến quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh).
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Trao đổi với Sở Giáo dục và Đào tạo những trường hợp người nước ngoài đăng ký vào làm việc tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp quản lý.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xem xét, quản lý nội dung, thành phần, chương trình làm việc của đoàn khách người nước ngoài khi đến thăm, làm việc trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với Công an tỉnh để phối hợp quản lý và hướng dẫn các thủ tục, quy định liên quan đến nhập, xuất cảnh cho người nước ngoài, đảm bảo khi người nước ngoài đến hoạt động trên địa bàn tỉnh sử dụng các giấy tờ liên quan đến nhập, xuất cảnh đúng quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan người nước ngoài theo quy định của pháp luật: Khi có thông tin người nước ngoài bị tai nạn, tử vong hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh phải kịp thời phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan để báo cáo, trao đổi với cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, thông báo cho cơ quan đại diện nước mà người nước ngoài đó là công dân để phối hợp giải quyết.
3. Định kỳ 03 tháng cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh cho Công an tỉnh để theo dõi, quản lý.
1. Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc trao đổi thông tin về cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư của các dự án. Có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh (trừ khu kinh tế, khu công nghiệp); giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tham gia của tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
2. Cung cấp các thông tin về tình hình triển khai và vấn đề liên quan đến các dự án ODA, NGO trên địa bàn tỉnh cho Công an tỉnh khi có yêu cầu.
1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 11 Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
2. Hướng dẫn người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thực hiện việc báo cáo tình hình người nước ngoài của Văn phòng đại diện cho công an tỉnh trước 07 ngày khi người nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh để được hướng dẫn các quy định nhập cảnh, xuất cảnh.
3. Công bố thông tin về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài trên trang tin điện tử của Sở theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Định kỳ 03 tháng cung cấp cho Công an tỉnh về tình hình cấp giấy phép thành lập, gia hạn và giải thể các Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có người nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh để phối hợp theo dõi quản lý theo quy định.
Điều 11. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Trao đổi nội dung, kết quả hoạt động của các hội nghị, hội thảo quốc tế, chương trình dự án có yếu tố nước ngoài liên quan đến lĩnh vực giáo dục; thông báo, cung cấp thông tin xử lý người nước ngoài vi phạm lĩnh vực giáo dục cho Công an tỉnh.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý khi có nhu cầu mời các giáo viên, tình nguyện viên, chuyên gia về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là người nước ngoài đến hoạt động giảng dạy trên địa bàn tỉnh phải trao đổi, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn cấp giấy phép lao động; phối hợp với Công an tỉnh để được hướng dẫn các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định.
Điều 12. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 14 Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
2. Trong trường hợp phát hiện hồ sơ hoặc người nước ngoài có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trước khi cấp (mới) giấy phép lao động cho người nước ngoài, có công văn trao đổi với Công an tỉnh để đảm bảo việc cấp giấy phép lao động đúng quy định và phải thông báo cho doanh nghiệp biết.
3. Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng quy chế quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trong các khu kinh tế, khu công nghiệp đảm bảo thống nhất, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhà quản lý, chuyên gia lao động người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xử lý, giải quyết các vụ việc xảy ra liên quan người nước ngoài ở các doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp.
5. Kịp thời trao đổi với Công an tỉnh khi có người lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tự ý nghỉ việc để giải quyết các thủ tục liên quan nhập cảnh, xuất cảnh.
1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 8 Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
2. Nghiên cứu, thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh trước khi trình UBND tỉnh ký, ban hành.
3. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến và triển khai các văn bản quy định về công tác quản lý người lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng người lao động nước ngoài.
4. Định kỳ 6 tháng và năm trao đổi với Công an tỉnh về tình hình đăng ký kết hôn và đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để phục vụ công tác theo dõi, quản lý.
1. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và chấp hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn trình tự, thủ tục và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Hà Tĩnh theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 10 Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
2. Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở có nhu cầu mời người nước ngoài đến hoạt động trên địa bàn tỉnh phải trao đổi, phối hợp với Công an tỉnh để được hướng dẫn các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh. Chủ trì kiểm tra, thẩm định chứng chỉ hành nghề y, dược và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật khi người nước ngoài thực hiện khám, chữa bệnh trên địa bàn.
3. Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan xử lý các vụ việc liên quan đến người nước ngoài làm việc, du lịch, công tác, thăm thân, tạm trú trên địa bàn tỉnh bị tai nạn, ốm, chết.
Thẩm định kinh phí phục vụ công tác tập huấn, phổ biến và triển khai các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh theo quy định. Ngoài ra, đảm bảo việc thẩm định kinh phí phục vụ công tác khác có liên quan đến người nước ngoài khi có yêu cầu của UBND tỉnh.
Điều 17. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo, các phòng Văn hóa thông tin cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 18. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc nắm tình hình, trao đổi thông tin liên quan đến cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; khi có yêu cầu mời người nước ngoài đến hoạt động phải thực hiện theo đúng quy định về bảo lãnh và khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Điều 19. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chỉ đạo các đơn vị Biên phòng cửa khẩu, cảng biển phối hợp với các lực lượng liên quan, tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, giám sát người, phương tiện nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động tại khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển.
2. Thông báo với Công an tỉnh về khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm, địa điểm cấm, khu vực hạn chế người nước ngoài cư trú, hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển theo quy định của pháp luật Việt Nam; mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh, chứng nhận tạm trú cấp cho kiểm soát viên và mã số kiểm soát viên nhập, xuất cảnh tại các đơn vị cửa khẩu, cảng biển.
3. Phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Công an cấp huyện, xã thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu vực biên giới, cảng biển hoặc khu kinh tế có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới.
Đối với các vụ việc vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài do đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phát hiện thì xử lý theo thẩm quyền, nếu có tình tiết phức tạp hoặc có dấu hiệu giả mạo giấy tờ thì trao đổi với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh để phối hợp xử lý.
4. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về số liệu cấp thị thực, thẻ đi bờ, người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; người nước ngoài bị trục xuất, buộc xuất cảnh, không đủ điều kiện nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý. Định kỳ hàng tuần thông báo số liệu người nước ngoài, phương tiện và các vụ việc liên quan đến người nước ngoài cho Công an tỉnh (qua Phòng Quản lý xuất nhập cảnh).
Điều 20. Các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trường phổ thông.
1. Khi các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trường phổ thông có nhu cầu mời, bảo lãnh người nước ngoài đến hoạt động giảng dạy, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh phải trao đổi, phối hợp Công an tỉnh để được hướng dẫn các quy định nhập cảnh, xuất cảnh; đảm bảo khi người nước ngoài đến hoạt động sử dụng các giấy tờ liên quan nhập, xuất cảnh đúng quy định.
2. Thực hiện công tác khai báo tạm trú cho người nước ngoài; trực tiếp quản lý số người nước ngoài khi đến giảng dạy, học tập, sinh sống,... tại trường, cơ sở giáo dục; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các việc liên quan đến người nước ngoài khi có yêu cầu.
4. Phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài; thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quy định pháp luật của người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động tại đơn vị.
5. Định kỳ 3 tháng, báo cáo tình hình giáo viên, lưu học sinh người nước ngoài, người lao động nước ngoài tại trường, cơ sở về Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan theo quy định.
Điều 21. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xây dựng, ban hành văn bản phân công nhiệm vụ giữa các phòng, ban, đơn vị có liên quan trong quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động tại địa phương. Chỉ đạo các cơ quan liên quan thống kê, rà soát người nước ngoài làm việc, tạm trú trên địa bàn; thực hiện quản lý nhà nước về cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở lưu trú trên địa bàn theo quy định pháp luật;
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền quản lý trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an cấp huyện những thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của người nước ngoài đến làm việc (nhân sự, nội dung, thời gian, chương trình làm việc, đặc biệt là những dấu hiệu nghi vấn liên quan đến an ninh quốc gia); phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong xác minh, điều tra, làm rõ, xử lý các vụ việc xảy ra có yếu tố nước ngoài trên địa bàn.
Điều 22. Các sở, ban, ngành và các tổ chức liên quan khác
1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về việc mời, bảo lãnh, tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc, hoạt động tại cơ quan, đơn vị. Thông báo cho cơ quan Công an những thông tin, tài liệu liên quan đến cư trú, hoạt động của người nước ngoài (nhân sự, nội dung, thời gian, chương trình làm việc, những dấu hiệu nghi vấn liên quan đến an ninh quốc gia) để phối hợp quản lý.
2. Quản lý, sử dụng người lao động nước ngoài theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các cơ quan liên quan trong quản lý và xử lý giải quyết các vụ việc liên quan có yếu tố nước ngoài.
Điều 23. Chế độ thông tin báo cáo
1. Báo cáo quý: Trước ngày đầu tiên của quý liền kề.
2. Báo cáo 6 tháng: Trước ngày 20 tháng 5 hàng năm.
3. Báo cáo năm: Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm tổng hợp, báo cáo bằng văn bản liên quan tình hình người nước ngoài cư trú, hoạt động tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý; đánh giá những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp trong quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài về Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo đúng thời gian quy định trên.
1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện nghiêm Quy chế này; tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công an theo quy định.
2. Định kỳ, theo hướng dẫn Bộ Công an, Công an tỉnh tham mưu UBND sơ kết, tổng kết, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế này. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Công an tỉnh để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Công an tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.