Quyết định 10/2008/QĐ-BTP phê duyệt đề án “bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 10/2008/QĐ-BTP
Ngày ban hành 10/12/2008
Ngày có hiệu lực 13/01/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Đinh Trung Tụng
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 10/2008/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015”

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015";
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015” (ban hành kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Giám đốc Học viện Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo, website Chính phủ, website Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Sở Tư pháp;
- Lưu: Văn thư; Cục TGPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

ĐỀ ÁN

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. QUAN ĐIỂM

1. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý đủ về số lượng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đủ phẩm chất, tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm chất lượng trợ giúp pháp lý.

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thường xuyên cập nhật nội dung mới, phù hợp với ví trí công tác của người tham dự, đa dạng hoá và kết hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp bồi dưỡng để chuẩn hoá đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu.

3. Kế thừa những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian vừa qua; dự liệu chính xác và đầy đủ nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trong từng giai đoạn cụ thể.

4. Thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong bồi dưỡng nghiệp vụ giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ và phù hợp với thực tiễn công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của mỗi cấp, mỗi địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Trang bị kỹ năng trợ giúp pháp lý, cập nhật kiến thức pháp luật, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý... nhằm củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

b) Xây dựng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý đủ về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ, có kỹ năng tư vấn, đại diện và bào chữa (tương đương với Luật sư), có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là cộng tác viên) đông đảo từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

c) Thường xuyên cập nhật kiến thức về quản lý, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở trong nước, cũng như nước ngoài cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên

a) Giai đoạn 2008 - 2010:

- Khoảng 1.000 - 1.200 Trợ giúp viên pháp lý;

[...]