Quyết định 09/2020/QĐ-UBND về Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 09/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/03/2020 |
Ngày có hiệu lực | 20/03/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Thanh Trúc |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2020/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 06 tháng 3 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 743/TTr-SXD ngày 03 tháng 03 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiêu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2020./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THU THẬP, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 03 năm 2020 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy chế này quy định đối với các hoạt động thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu Quy hoạch xây dựng, Hạ tầng kỹ thuật đô thị (sau đây gọi chung CSDL ngành Xây dựng); trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trên CSDL ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của cơ sở dữ liệu ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2020/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 06 tháng 3 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 743/TTr-SXD ngày 03 tháng 03 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiêu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2020./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THU THẬP, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 03 năm 2020 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy chế này quy định đối với các hoạt động thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu Quy hoạch xây dựng, Hạ tầng kỹ thuật đô thị (sau đây gọi chung CSDL ngành Xây dựng); trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trên CSDL ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của cơ sở dữ liệu ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Dữ liệu ngành Xây dựng: Là tập hợp các hồ sơ, tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, giao thông, hệ thống cấp điện hạ thế, trung thế, cao thế, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cây xanh và môi trường đô thị.
2. Cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành Xây dựng: là kho dữ liệu, thông tin về các lĩnh vực xây dựng gồm các dạng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS), bản đồ, hình ảnh, biểu đồ, bảng thông tin đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức theo dạng số hóa trên các thiết bị lưu trữ thông tin điện tử đặt tại trung tâm lưu trữ dữ liệu. CSDL ngành Xây dựng được tích hợp trên bộ dữ liệu hiện trạng, nền địa hình, nền địa chính. Được xây dựng nhằm chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng giữa các ngành, các cấp và phục vụ nghiên cứu tổng thể, lập kế hoạch, định hướng phát triển.
3. Thu thập CSDL ngành Xây dựng là hình thức tổ chức thu thập dữ liệu thường xuyên theo định kỳ.
4. Quản lý CSDL ngành Xây dựng là các hoạt động cập nhật, kiểm tra, lưu trữ, an toàn và cung cấp dữ liệu.
5. Khai thác và sử dụng CSDL ngành Xây dựng là các hoạt động tìm kiếm, thống kê, phân tích, biên tập.
6. Đồng bộ dữ liệu là quá trình trao đổi và đồng bộ hóa thông tin dữ liệu từ các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố về trung tâm lưu trữ dữ liệu.
Điều 4. Nguyên tắc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng CSDL ngành Xây dựng
1. Dữ liệu ngành Xây dựng được thiết kế trên hệ tọa độ VN2000 gồm các thông số chuẩn do nhà nước quy định theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục địa chính.
2. Đối với công tác cập nhật, hiệu chỉnh, kiểm tra CSDL ngành Xây dựng phải được thực hiện thường xuyên thông qua các ứng dụng hỗ trợ quản lý theo quy định. Dữ liệu phải được kiểm tra tính chính xác, hợp lý trước khi được đồng bộ về CSDL ngành Xây dựng. Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan và có sự lồng ghép các hoạt động, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ trong việc thu thập dữ liệu ngành Xây dựng, phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo mật dữ liệu; hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu; tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có.
3. Công tác kiểm tra, giám sát bao gồm cả tính đầy đủ, tính chính xác về nội dung và cấu trúc dữ liệu được thực hiện theo quy định và đảm bảo không làm gián đoạn quá trình tương tác với CSDL ngành Xây dựng.
THU THẬP, QUẢN LÝ CSDL NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 5. Thu thập dữ liệu ngành Xây dựng
1. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thu thập dữ liệu thuộc đơn vị quản lý là cơ sở cập nhật hệ thống CSDL ngành Xây dựng.
2. Nội dung thu thập dữ liệu gồm:
a) Đối với CSDL nền địa hình, nền địa chính trên hệ thống: cập nhật các biến động về không gian và thuộc tính phản ánh chính xác hiện trạng thực tế.
b) Đối với CSDL ngành Xây dựng: cập nhật các biến động, thay đổi về hiện trạng, quy hoạch gồm các chuyên đề về Quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cấp điện hạ thế, trung thế, cao thế, hệ thống điện Chiếu sáng công cộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống Cây xanh và Môi trường đô thị đã được phê duyệt theo chủ trương của UBND tỉnh.
Điều 6. Quản lý CSDL ngành Xây dựng
1. Thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng.
2. Phê duyệt các kế hoạch thu thập dữ liệu ngành Xây dựng.
3. Quy định chế độ tài chính trong việc thu thập, khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng.
4. Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh kinh phí duy trì các hoạt động trên CSDL ngành Xây dựng.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan trong việc thu thập, quản lý CSDL ngành Xây dựng
1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật trong việc thu thập, lưu trữ và giao nộp dữ liệu.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi cung cấp dữ liệu không chính xác, gây thiệt hại cho người khai thác, sử dụng dữ liệu.
3. Không được lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để sách nhiễu, trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với quy định của pháp luật.
4. Được từ chối các yêu cầu về cung cấp dữ liệu trái với quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Điều 8. Thời hạn xử lý, cập nhật và kiểm tra CSDL ngành Xây dựng
1. Các dữ liệu cập nhật được phân theo 2 nhóm như sau:
a) Nhóm các dữ liệu biến động lớn do thay đổi quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể; những đồ án quy hoạch chi tiết mới; hiện trạng khu dân cư, dự án, công trình; nâng cấp, hiệu chỉnh cấu trúc CSDL ngành Xây dựng theo yêu cầu cấp có thẩm quyền để phù hợp với nhu cầu phát triển.
b) Nhóm các dữ liệu biến động nhỏ như thay đổi về thông tin các đối tượng; phát sinh đối tượng mới trên hệ thống.
2. Thời hạn cập nhật, xử lý.
a) Đối với nhóm dữ liệu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều này được quy định cụ thể như sau:
- Thời gian cập nhật dữ liệu không quá 30 ngày, được tính kể từ ngày phát sinh đồ án mới được phê duyệt.
- Thời gian Sở Xây dựng trao đổi với các đơn vị và kiểm tra dữ liệu trước khi đưa vào hệ thống chung của Tỉnh thực hiện không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được dữ liệu từ các đơn vị.
b) Đối với nhóm dữ liệu quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều này việc cập nhật dữ liệu khi có biến động không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dữ liệu, thông tin, văn bản từ các đơn vị.
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CSDL NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 9. Công bố danh mục dữ liệu về ngành Xây dựng
1. Danh mục dữ liệu ngành Xây dựng được công bố trên trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, Trang thông tin điện tử Sở Xây dựng nhằm phục vụ cho cộng đồng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
2. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về CSDL mà mình công bố theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
Điều 10. Hình thức, thủ tục khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng
1. Việc khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Khai thác và sử dụng dữ liệu trên mạng Internet, trang thông tin điện tử Sở Xây dựng.
b) Khai thác và sử dụng dữ liệu thông qua văn bản yêu cầu.
c) Khai thác và sử dụng dữ liệu bằng hình thức hợp đồng giữa cơ quan quản lý dữ liệu và bên khai thác, sử dụng dữ liệu theo quy định của pháp luật.
d) Khai thác và sử dụng chung bộ dữ liệu ngành Xây dựng đặt tại Sở Xây dựng.
2. Việc khai thác và sử dụng dữ liệu theo hình thức văn bản yêu cầu được thực hiện theo quy định sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng dữ liệu gửi văn bản đề nghị đến Sở Xây dựng để được xem xét và cung cấp thông tin.
b) Khi nhận được văn bản đề nghị hợp lệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Sở Xây dựng thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ liệu theo đúng quy định. Thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu thực hiện theo quy định của Luật tiếp cận thông tin. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng dữ liệu ngành Xây dựng có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Tuân thủ các nguyên tắc khai thác và sử dụng dữ liệu được quy định tại Điều 4 quy chế này.
2. Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho mình để sử dụng, trừ trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý dữ liệu về những sai sót của dữ liệu đã cung cấp.
4. Được tiếp cận thông tin về CSDL ngành Xây dựng theo đúng quy định của “Luật tiếp cận thông tin”.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ DỮ LIỆU NGÀNH XÂY DỰNG
Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ thu thập, quản lý khai thác và sử dụng CSDL ngành Xây dựng cụ thể:
1. Sở Xây dựng
a) Sở Xây dựng là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý chung các hoạt động trên CSDL ngành Xây dựng. Chủ trì việc nâng cấp, điều chỉnh quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra CSDL ngành Xây dựng và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cá nhân tham gia vào hệ thống CSDL ngành Xây dựng.
b) Kiểm tra tổng thể dữ liệu ngành Xây dựng từ các đơn vị cập nhật theo đúng quy định và trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục CSDL ngành Xây dựng của tỉnh và tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Tỉnh; biên tập, phát hành CSDL ngành Xây dựng của tỉnh.
c) Cập nhật biến động dữ liệu do Sở Xây dựng thẩm định, cấp phép, tham gia ý kiến các chuyên đề về hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước trong đô thị.
d) Định kỳ tổng hợp, báo cáo công tác thu thập, quản lý, khai thác CSDL ngành Xây dựng trên địa bàn trước ngày 31/5 (lần 1) và ngày 31/10 (lần 2) hàng năm cho UBND tỉnh.
2. Các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh
Có trách nhiệm thu thập, cập nhật, kiểm tra các biến động trên CSDL ngành Xây dựng thuộc đơn vị quản lý, phê duyệt (Xem chi tiết tại phụ lục 1):
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thu thập, cập nhật, kiểm tra biến động cơ sở dữ liệu nền địa hình, nền địa chính trên hệ thống.
- Định kỳ báo cáo gửi Sở Xây dựng tình hình quản lý dữ liệu nền địa hình, nền địa chính trên hệ thống thuộc CSDL ngành Xây dựng bao gồm dữ liệu hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
b) Sở Giao thông Vận tải
- Thu thập, cập nhật, kiểm tra các thông tin, hình ảnh, nội dung cũng như các biến động liên quan đến các dự án, công trình giao thông, đồ án, quy hoạch giao thông do đơn vị quản lý.
- Định kỳ báo cáo gửi Sở Xây dựng tình hình quản lý dữ liệu giao thông khu vực ngoài đô thị thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
c) Sở Công Thương
- Thu thập, cập
nhật, kiểm tra biến động dữ liệu hệ thống cấp điện hạ thế, trung thế, cao thế,
các thông tin, hình ảnh và nội dung liên quan.
- Định kỳ báo cáo gửi Sở Xây dựng tình hình quản lý dữ liệu hệ thống cấp điện hạ thế, trung thế, cao thế, hệ thống chiếu sáng đô thị thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
d) Sở Thông tin và Truyền thông
- Thu thập, cập nhật biến động dữ liệu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Các thông tin, hình ảnh và nội dung liên quan;
- Định kỳ báo cáo gửi Sở Xây dựng tổng hợp tình hình quản lý dữ liệu hệ thống viễn thông thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
- Đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu khi cung cấp, đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, theo dõi tình hình thực hiện quy chế, vấn đền an toàn và an ninh dữ liệu trong hệ thống.
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-Thu thập, cập nhật, kiểm tra biến động dữ liệu hệ thống thoát nước ngoài đô thị. Các thông tin, hình ảnh và nội dung liên quan do mình quản lý;
- Định kỳ báo cáo gửi Sở Xây dựng tổng hợp tình hình quản lý dữ liệu thoát nước nông nghiệp thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
e) Ban quản lý các khu công nghiệp và Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
-Thu thập, cập nhật, kiểm tra biến động dữ liệu quy hoạch chi tiết và hạ tầng kỹ thuật bên trong các khu công nghiệp. Các thông tin, hình ảnh và nội dung liên quan;
- Định kỳ báo cáo gửi về Sở Xây dựng tổng hợp tình hình quản lý quy hoạch chi tiết và hạ tầng kỹ thuật bên trong các khu công nghiệp thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
g) Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP
-Thu thập, cập nhật, kiểm tra biến động dữ liệu hạ tầng kỹ thuật của các dự án do Tổng Công Ty quản lý. Các thông tin, hình ảnh và nội dung liên quan;
- Định kỳ báo cáo gửi về Sở Xây dựng tổng hợp tình hình quản lý dữ liệu hạ tầng kỹ thuật do Tổng Công ty quản lý thuộc CSDL ngành Xây dựng trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
- Chịu trách nhiệm về độ chính xác của dữ liệu do Tổng Công ty cung cấp.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm thu thập, phân loại, cập nhật, đánh giá, xử lý, lưu trữ, quản lý dữ liệu về CSDL ngành Xây dựng trên địa bàn; cung cấp dữ liệu về quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu hệ thống cây xanh cho Sở Xây dựng theo quy định.
- Định kỳ báo cáo Sở Xây dựng tình hình quản lý biến động CSDL ngành Xây dựng do huyện, thị xã, thành phố quản lý trước ngày 20/5 (lần 1) và ngày 20/10 (lần 2) hàng năm.
1. Được quyền khai thác CSDL ngành Xây dựng phục vụ công tác tìm kiếm, thống kê, phân tích thông tin, biên tập bản đồ.
2. Được đào tạo về chuyên môn GIS hoặc được hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng các chức năng của hệ thống để khai thác dữ liệu phục vụ công việc chuyên môn.
3. Trong quá trình khai thác CSDL ngành Xây dựng, đơn vị có quyền kiến nghị, đề xuất và phối hợp với Sở Xây dựng để có các biện pháp giải quyết, khắc phục sự cố liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng.
Điều 14. Cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra, thu thập, quản lý dữ liệu ngành Xây dựng để khai thác, sử dụng có hiệu quả;
2. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đôn đốc thực hiện việc cập nhật, bảo dưỡng dữ liệu theo kế hoạch đã được phê duyệt đảm bảo cơ sở dữ liệu được ổn định, mở rộng và phát triển theo thời gian.
LƯU TRỮ, BẢO QUẢN VÀ AN TOÀN CSDL NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 15. Sao lưu đồng bộ CSDL ngành Xây dựng
1. Sao lưu dữ liệu
a) CSDL ngành Xây dựng phải được sao lưu hàng tuần và phải được lưu giữ tối thiểu trong 3 tháng;
b) Dữ liệu liên quan đến các tác nghiệp được lưu trữ hàng tháng vào ổ đĩa quang và ổ đĩa cứng và phải được lưu trữ tối thiểu trong 1 năm; sao lưu hàng năm phải được lưu giữ vĩnh viễn và sao lưu ít nhất ở 2 vị trí cách nhau tối thiểu 10km;
c) Sở Xây dựng có trách nhiệm sao lưu CSDL ngành Xây dựng
d) Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm sao lưu cơ sở dữ liệu thuộc đơn vị mình cập nhật theo Điều 15 Quy chế này.
2. Phục hồi dữ liệu
a) Việc phục hồi dữ liệu được thực hiện trong trường hợp xảy ra sự cố mất dữ liệu;
b) Bản sao lưu sử dụng để phục hồi dữ liệu là bản sao lưu gần nhất trước thời điểm sự cố xảy ra;
c) Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện và mọi thao tác phục hồi dữ liệu phải được ghi nhật ký trên hệ thống và có báo cáo cụ thể cho Lãnh đạo Sở Xây dựng.
Điều 16. Xử lý và khắc phục sự cố CSDL ngành Xây dựng.
1. Thông báo sự cố
Khi phát hiện các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng hoặc sự cố không truy cập được phần mềm Hệ thống phải báo cáo kịp thời cho người quản trị hệ thống và lãnh đạo đơn vị để kịp thời xử lý.
2. Xử lý nhanh sự cố
a) Trong trường hợp vận hành CSDL có xảy ra sự cố, Sở Xây dựng có trách nhiệm: Ngưng vận hành sử dụng CSDL; Phối hợp với các phòng ban, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn ngừa các sự cố có thể tiếp tục xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho người và CSDL;
b) Tùy theo mức độ sự cố Sở Xây dựng báo cáo kịp thời tới Lãnh đạo tỉnh để có phương án giải quyết kịp thời.
3. Khắc phục sự cố
Việc khắc phục sự cố phải được thực hiện nhanh để đưa hệ thống hoạt động trở lại. Trường hợp sự cố quá phức tạp, không giải quyết được trong 02 ngày phải báo ngay cho Lãnh đạo tỉnh đưa ra phương án giải quyết.
Điều 17. An toàn và bảo mật CSDL ngành Xây dựng
1. Trong quá trình khai thác CSDL ngành Xây dựng, khi phát hiện những dấu hiệu làm mất an toàn, an ninh về dữ liệu, mạng, hệ điều hành của hệ thống, cơ quan, đơn vị cần thông báo ngay về Sở Xây dựng và Sở Thông tin Truyền thông để có giải pháp khắc phục sự cố an toàn, bảo mật thông tin.
2. Khi có sự thay đổi liên quan tới hệ thống cần kiểm tra trước để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Điều 18. Bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động và nâng cấp CSDL ngành Xây dựng.
1. CSDL ngành Xây dựng phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, giám sát để đảm bảo hoạt động tốt khi sử dụng.
2. Hàng năm CSDL ngành Xây dựng cần được tổng rà soát, hiệu chỉnh cấu trúc và cập nhật thông tin mới theo các quy định hiện hành nhằm đảm bảo CSDL luôn mới phục vụ nhu cầu quản lý của các đơn vị.
3. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách và các chính sách, chế độ quy định để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong việc thu thập, cập nhật, tích hợp, quản lý khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng của tỉnh trên cơ sở căn cứ vào dự toán do các cơ quan, đơn vị và địa phương xây dựng.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT – TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế này, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng thu thập, quản lý, tích hợp, khai thác và sử dụng tốt cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng của tỉnh tùy theo thành tích cụ thể sẽ được khen thưởng theo quy định Nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành quy chế này;
2. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế này; tuyên truyền cho các cá nhân, tổ chức có liên quan nắm rõ tầm quan trọng của CSDL ngành Xây dựng.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có văn bản phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|