ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
08/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 1991
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TÔN GIÁO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Căn cứ quyết định số 412/QĐ.NS.TU ngày 3/8/1988 của Ban Thường vụ Thành ủy, Thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh về việc kiện toàn tổ chức Ban Tôn giáo thành phố Hồ
Chí Minh;
- Căn cứ quyết định số 225/QĐ-UB ngày 31/10/1985 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh thành lập Ban Tôn giáo thành phố và quyết định số 179/QĐ-UB ngày 17/9/1988
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiện toàn tổ chức Ban Tôn giáo thành
phố.
-Xét đề nghị của đồng chí Trưởng Ban tôn giáo thành phố và Trưởng ban tổ chức chính
quyền thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành
kèm theo quyết định này bản “quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tôn giáo
thành phố Hồ Chí Minh”.
Điều 2. – Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Tổ chức chánh quyền thành
phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
Quận, Huyện và TRưởng ban Tôn giáo thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/TCHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trang Văn Quý
|
QUY ĐỊNH
VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TÔN GIÁO TP HỒ CHÍ MINH
( Ban hành kèm theo quyết định số 08/QĐ-UB ngày 8/1/1991 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
Chương I –
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. – Ban Tôn giáo thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố, nhằm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố, đồng
thời bảo đảm sự quản lý thống nhất về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và
sự hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ. Ban Tôn giáo thành phố có tư cách pháp
nhân, dự toán kinh phí độc lập, có con dấu riêng và tài khoản ở Ngân hàng theo
quy định của Nhà nước.
Chương II –
NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN
Điều 2. - Ban Tôn giáo có nhiệm
vụ:
1/ Nghiên cứu cụ thể hoá các chủ
trương, chính sách của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về
công tác tôn giáo phù hợp với tình hình sinh hoạt tôn giáo của thành phố.
Đề xuất với Ủy ban nhân dân
thành phố về việc ban hành các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động tôn giáo ở
thành phố và hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp, các đoàn thể có liên quan
việc thi hành các văn bản đó.
2/ Phối hợp với các ngành thành
phố quản lý các mặt hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố như hội
họp, lễ bái, truyền giáo, xây dựng, sửa chữa cơ sở tôn giáo; sản xuất, kinh
doanh văn hoá phẩm, đồ thờ cúng v.v… và các hoạt động xã hội có liên quan đến
tôn giáo.
3/ Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước trong quần chúng các tôn giáo; vận động đoàn kết và
quản lý các hàng giáo phẩm của các tôn giáo.
4/ Phối hợp với các ngành chức
năng quản lý về công tác đối ngoại và các hoạt động viện trợ từ thiện có liên
quan đến vấn đề tôn giáo theo sự chỉ đạo của thành ủy và sự ủy nhiệm của Ủy ban
nhân dân thành phố.
5/ Theo quyền hạn được phân công
phân cấp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các khiếu nại của
cá nhân, tập thể, các tổ chức tôn giáo và những vấn đề có liên quan đến các tôn
giáo.
6/ Phối hợp với Ban Tổ chức
Thành ủy, Ban Tổ chức chánh quyền thành phố và các ngành có liên quan giúp Ủy
ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo và quản lý đội
ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Phối hợp và hướng dẫn các quận, huyện xây
dựng bộ máy làm công tác tôn giáo theo quy định của Trung ương và thành phố.
7/ Quản lý tài sản, phương tiện
vật chất, nhân sự của Ban theo quy định của Nhà nước.
Điều 3: Ban Tôn giáo thành
phố có quyền hạn:
1/ Về những hoạt động tôn giáo:
- Được ra văn bản hướng dẫn khi
cần thiết đối với các hoạt động bình thường theo truyền thống lễ bái hàng năm
của các tôn giáo, kể cả những ngày lễ lớn, trong phạm vi của các cơ sở tôn
giáo, cho phù hợp với tình hình hàng năm.
- Được Ủy ban nhân dân thành phố
ủy quyền ra văn bản cho phép và hướng dẫn, giải quyết thủ tục, thông báo cho
chánh quyền địa phương giúp đỡ đối với những cuộc hội họp hợp pháp hàng năm của
các tôn giáo.
2/ Về việc phong chức, bổ nhiệm,
thuyên chuyển, đi lại hoạt động tôn giáo của các giáo sĩ:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành
phố công nhận việc phong chức giáo sĩ theo đề nghị của các tôn giáo sau khi
tham khảo với các ngành và chánh quyền địa phương có liên quan.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành
phố xem xét chấp thuận việc bổ nhiệm hoặc bầu cử những người vào cơ quan lãnh
đạo của tổ chức tôn giáo cấp thành phố.
- Xem xét, góp ý kiến về việc bổ
nhiệm hoặc bầu cử những người vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức tôn giáo cấp
thành phố.
- Xem xét, góp ý kiến về việc bổ
nhiệm hoặc bầu cử những người vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức tôn giáo ở quận,
huyện trước khi Ban Tôn giáo quận, huyện đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện
công nhận.
- Xem xét, giải quyết các đề
nghị của giáo hội về việc thuyên chuyển giáo sĩ ngoài phạm vi quận huyện sau
khi tham khảo ý kiến của Ban tôn giáo quận, huyện và Ủy ban nhân dân quận,
huyện nơi giáo sĩ chuyển đến.
- Xem xét, góp ý kiến về việc
thuyên chuyển giáo sĩ trong phạm vi quận huyện trước khi Ban tôn giáo quận,
huyện đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định.
- Quyết định và thông báo với
chánh quyền địa phương việc đi lại nơi đến hoạt động tôn giáo của các giáo sĩ
ngoài phạm vi quận, huyện nơi các giáo sĩ đó cư ngụ.
3/ Về việc cấp giấy phép xây
dựng, sửa chữa các cơ sở tôn giáo:
Việc sửa chữa hoặc xây dựng các
cơ sở tôn giáo, phải thi hành đúng quy định chung của Nhà nước, nhưng trước khi
trình Ủy ban nhân dân quyết định để ngành xây dựng cấp giấy phép, phải tham
khảo ý kiến của Ban Tôn giáo thành phố hoặc Ban tôn giáo cấp quận, huyện trong
quyền hạn được phân công phân cấp.
4/ Về việc xuất nhập, in ấn, sản
xuất kinh doanh các vật dụng tôn giáo:
- Hướng dẫn cho giáo hội các tôn
giáo và lập kế hoạch hàng năm và đề nghị Sở Văn hoá thông tin thành phố và cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép về việc xuất nhập, in ấn, tái bản các loại văn
hoá phẩm của các tôn giáo (kinh, sách, tạp chí, ảnh, tượng…).
- Xem xét về nội dung và góp ý
kiến với Sở Văn hoá thông tin thành phố trong việc cấp giấy phép hành nghề đối
với các cơ sở xin sản xuất và kinh doanh các vật dụng tôn giáo.
5/ Về công tác đối ngoại và các
hoạt động viện trợ từ thiện của các tôn giáo:
- Xem xét đề xuất với Thành ủy
và Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về việc gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc của
các tổ chức và cá nhân của các tôn giáo nước ngoài với các tôn giáo của thành
phố, cũng như đề xuất việc các chức sắc, nhân sĩ của các tôn giáo có yêu cầu đi
ra nước ngoài để hoạt động tôn giáo.
- Phối hợp với các cơ quan ngoại
vụ, du lịch, công an v.v…về việc người nước ngoài vào thành phố có yêu cầu tiếp
xúc những người đứng đầu các tôn giáo, với giáo dân hoặc tham quan các cơ sở
tôn giáo của thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan chức
năng xem xét và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố về chủ trương tiếp nhận
viện trợ từ thiện có liên quan đến các tôn giáo.
6/ Giải quyết khiếu tố có liên
quan đến các tôn giáo:
- Xem xét, trả lời và đề xuất
cách giải quyết các khiếu tố, khiếu nại thuộc lĩnh vực tôn giáo theo thẩm quyền
được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền.
- Phối hợp với các cơ quan chức
năng liên hệ giải quyết các khiếu tố có liên quan đến tài sản vật chất, quyền
lợi kinh tế của các tôn giáo.
Chương III –
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN
HỆ TÔN GIÁO
Điều 4. – Tổ chức của Ban Tôn
giáo thành phố:
1/ Ban tôn giáo thành phố có 1
Trưởng ban phụ trách và một số Phó Trưởng ban giúp việc Trưởng ban.
Trưởng Ban Tôn giáo chịu trách
nhiệm trước Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ hoạt động của các
tôn giáo do Ban phụ trách. Phó Trưởng ban do Trưởng ban phân công, theo dõi các
mặt công tác của Ban, liên đới chịu trách nhiệm với Trưởng ban về phần việc
được phân công.
2/ Trưởng ban Tôn giáo thành phố
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm sau khi có sự thoả thuận của Trưởng
ban Tôn giáo của Chính phủ. Phó Trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ
nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
3/ Bộ máy của Ban Tôn giáo thành
phố gồm có Phòng hành chánh tổng hợp và các Tổ công tác chuyên môn cho từng tôn
giáo. Trưởng Ban tôn giáo của thành phố có trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các tổ chuyên môn và bố trí cán bộ, chuyên viên phù hợp.
4/ Biên chế và quỹ lương của Ban
tôn giáo thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố giao trong kế hoạch chỉ tiêu
biên chế quản lý nhà nước được duyệt hàng năm.
Trưởng ban có trách nhiệm xây
dựng các chế độ làm việc, hội họp, sinh hoạt, tiếp dân theo các quy định chung
của Nhà nước.
Điều 5.- Ban Tôn giáo thành
phố có các mối quan hệ công tác sau:
1/ Đối với Thành ủy, Ban Dân vận
và các Ban khác thuộc Thành ủy:
Ban Tôn giáo của Ủy ban nhân dân
thành phố thực hiện mối quan hệ phối hợp với các Ban của thành ủy trong các vấn
đề về chủ trương, chính sách chung đối với hoạt động của các tôn giáo trong
thành phố và trong việc tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục, lãnh đạo tư tưởng
trong khối quần chúng các tôn giáo (có văn bản riêng).
2/ Đối với Ban Tôn giáo của
chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố và các Ban tôn giáo quận, huyện:
- Ban Tôn giáo thành phố chịu sự
hướng dẫn về mặt nghiệp vụ công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Ban Tôn giáo là cơ quan chuyên
môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn,
chịu sự chỉ đạo về các mặt hoạt động cụ thể đối với công tác tôn giáo của Ủy
ban nhân dân thành phố, bảo đảm sự quản lý thống nhất các chính sách về tôn
giáo chung trong cả nước theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Ban Tôn giáo thành phố chỉ đạo
và hướng dẫn về nghiệp vụ công tác tôn giáo đối với Ban Tôn giáo quận, huyện.
Phân cấp cho Ban Tôn giáo quận, huyện giải quyết trực tiếp các giấy tờ hành
chánh có liên quan đến sinh hoạt bình thường của các tôn giáo, giáo sĩ trong
địa phương phụ trách.
3/ Đối với các sở, ban, ngành
thành phố:
Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được
quy định, Ban Tôn giáo thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các sở,
ban, ngành thành phố có liên quan để giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà
nước và điều hành các hoạt động của tôn giáo trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với Công an thành phố
trong công tác bảo đảm an ninh chính trị trong các tôn giáo theo quy định của
luật pháp Nhà nước.
4/ Đối với Ủy ban Mặt trận Tố
quốc thành phố và các đoàn thể xã hội khác:
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc thành phố để tập họp, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc và tôn giáo,
đặc biệt đối với hàng giáo phẩm của các tôn giáo.
- Phối hợp với các đoàn thể xã
hội để giáo dục, lãnh đạo tư tưởng trong khối quần chúng tôn giáo của các đoàn
thể đó.
5/ Đối với giáo hội của các tôn
giáo:
Ban Tôn giáo thành phố có nhiệm
vụ trực tiếp hướng dẫn, giúp giáo hội của các tôn giáo tổ chức và hoạt động
theo đúng chính sách và pháp luật Nhà nước.
Chương IV –
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. – Căn cứ nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định của Ban Tôn giáo thành phố, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành thành phố, các đoàn thể xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện
theo chức năng của mình có nhiệm vụ phối hợp hoạt động với Ban Tôn giáo thành
phố và Ban Tôn giáo các quận, huyện nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
đối với mọi sinh hoạt của tôn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 7.- Ban Tôn giáo
thành phố có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các
đoàn thể và các cơ quan chính quyền các cấp tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện quy định này.
Điều 8. - Bản quy định này
có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Bản quy định này được Ủy ban
nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết theo chủ trương
của Trung ương và đề nghị của Ban Tôn giáo thành phố, các Sở, ban, ngành, các
đoàn thể xã hội thành phố có liên quan.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ