Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 08/2015/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/02/2015
Ngày có hiệu lực 16/02/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Tất Thành Cang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 08/2015/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 7273/TTr-STP-PBGDPL ngày 24 tháng 12 năm 2014 và ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 51/2001/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở và Quyết định số 71/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế về báo cáo viên pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP;
- Văn phòng Thành ủy; Các ban Thành ủy: Nội chính, Tuyên giáo, Dân vận;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP;
- Tòa án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP;
- VP Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP;
- Hội Luật gia TP; Đoàn Luật sư TP;
- Báo Sài Gòn Giải Phóng;
- VPUB: Các PVP;
- Các phòng chuyên viên;
- Trung tâm Tin học; Trung tâm Công báo;
- Ban biên tập HCM City Web và Trang thông tin điện tử Đảng bộ TP;
- Lưu: VT, (NC/TrH+HSXL) D.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tất Thành Cang

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định tiêu chuẩn, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Phạm vi hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn nơi công nhận báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

Điều 3. Yêu cầu đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Tuân thủ pháp luật.

2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phải rõ ràng, chính xác.

3. Sinh động, dễ hiểu, có sức thuyết phục, phù hợp với đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Điều 4. Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật

[...]