BỘ THƯƠNG MẠI
-----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 0798/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày
18 tháng 5 năm 2007
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
1734/TTg-CCHC ngày 27 tháng 10 năm 2006 về việc thí điểm thực hiện cơ chế “một
cửa” tại một số Bộ;
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 4124/BNV-CCHC ngày 20 tháng 11
năm 2006 về việc thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa” ở các Bộ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ - Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của
Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại Bộ Thương mại kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ có trách nhiệm chỉ đạo,
đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ Thương
mại, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- VPCP, Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Lưu:
VT, TH, CCHC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Như Đính
|
ĐỀ
ÁN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM
GIẢI
QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BỘ THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 0798 /QĐ-BTM ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại)
I. MỤC
TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
1. Mục tiêu của Đề
án:
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục
hành chính của Bộ Thương mại, đơn giản hóa thủ tục, minh bạch hóa quá trình giải
quyết, giảm phiền hà, sách nhiễu, góp phần chống quan liêu, tham nhũng, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Nội dung cơ chế “một
cửa”:
a) Cơ chế “một cửa” tại Bộ Thương
mại là cơ chế giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền
của Bộ Thương mại, theo đó, toàn bộ các khâu từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả cho mỗi thủ tục hành chính chỉ thông qua một đầu mối.
b) Quy trình xử lý, giải quyết thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” được niêm yết công khai, minh bạch tại nơi tiếp
nhận hồ sơ và trên trang web của Bộ. Trong quá trình thực hiện thủ
tục hành chính, tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tra cứu thông tin về tình hình
giải quyết thủ tục hành chính và có thể liên hệ trực tiếp với Bộ để được hướng
dẫn cụ thể.
c) Xây dựng quy chế giải quyết thủ tục
hành chính rõ ràng, minh bạch, trong đó quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá
nhân có liên quan để kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực
hiện nghiêm túc, đồng thời kỷ luật nghiêm khắc cá nhân, tập thể vi phạm các quy
định về giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”.
3. Phạm vi thực hiện
cơ chế “một cửa”:
a) Các đầu mối tiếp
nhận và giải quyết thủ tục hành chính:
- Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của Cơ quan Bộ Thương mại (gọi tắt là Bộ
phận “một cửa”). Bộ phận “một
cửa” tổ chức và hoạt động theo quy định tại mục II Đề án này.
- Cục Xúc tiến Thương mại;
- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu
vực.
b) Các thủ tục hành
chính thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa”:
Cơ chế “một cửa” sẽ được triển khai áp
dụng cho các thủ tục hành chính theo từng giai đoạn cụ thể
như sau :
- Giai đoạn 1 (Triển khai áp dụng
cơ chế một cửa từ tháng 5/2007): Áp dụng cơ chế “một cửa” đối với các thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Thương mại, bao gồm các thủ tục
hành chính sau:
STT
|
Tên thủ tục/nơi
tiếp nhận
|
1
|
Các thủ tục tiếp nhận
và giải quyết tại Bộ phận “một cửa” của cơ quan Bộ
|
2
|
Giấy phép kinh
doanh thuốc lá
|
3
|
Giấy phép cho
thương nhân nước ngoài đặt chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam
|
4
|
Thẩm tra dự án đầu
tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mua bán hàng hoá và dịch
vụ khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam
|
5
|
Giấy phép nhập khẩu
thuốc lá điếu, xì gà phục vụ kinh doanh miễn thuế
|
6
|
Giấy phép tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu
|
7
|
Các thủ tục tiếp nhận
và giải quyết tại Cục Xúc tiến Thương mại
|
8
|
Xem xét và chấp thuận
cho thương nhân tổ chức khuyến mại dưới hình thức vé số dự thưởng
|
9
|
Đăng ký tổ chức hội
chợ triển lãm ở nước ngoài
|
10
|
Các thủ tục tiếp nhận
và giải quyết tại Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu khu vực
|
11
|
Giấy phép xuất khẩu
tự động (E/L) hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
|
12
|
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) các loại
|
13
|
Giấy phép quá cảnh hàng hóa Trung Quốc,
Lào, Campuchia qua lãnh thổ Việt Nam
|
- Giai đoạn 2
(Triển khai từ năm 2008): Nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế một cửa liên thông
đối với các thủ tục hành chính cần có sự phối hợp giữa Bộ Thương mại và các Bộ,
ngành khác
II.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN “MỘT CỬA”
1. Mô hình tổ
chức và nhân sự:
a) Bộ phận “một
cửa” là một đơn vị hành chính cấp Phòng trực thuộc Văn phòng Bộ, chịu sự
chỉ đạo của Chánh Văn phòng Bộ và Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ Thương
mại.
b) Vụ Tổ chức
cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ bố trí cán bộ cho Bộ phận “một cửa”.
2. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ phận “một cửa”:
a) Tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
b) Nghiên cứu,
góp ý các dự án của Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến giải quyết thủ tục
hành chính tại cơ quan Bộ.
c) Tiếp nhận,
xử lý các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của công dân, tổ chức và doanh nghiệp đối
với các thủ tục hành chính do Bộ Thương mại quản lý.
d) Công khai
các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, quy trình và thời gian giải quyết công việc
liên quan đến thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý.
đ) Theo dõi,
tổng hợp, cập nhật thông tin về việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
"một cửa" tại cơ quan Bộ và tại các Cục thuộc Bộ.
e) Đề xuất Bộ
trưởng về việc cải cách thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo
hướng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện.
g) Định kỳ
hàng tháng báo cáo Bộ trưởng về việc giải quyết công việc của Bộ phận “một cửa”
tại cơ quan Bộ và tại các Cục thuộc Bộ.
h) Giúp việc cho Ban Chỉ đạo Cải cách
hành chính của Bộ về công tác cải cách hành chính.
3. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động của Bộ phận “một cửa”:
a) Phòng làm
việc của Bộ phận “một cửa” được bố trí tại trụ sở cơ quan Bộ đảm bảo thuận tiện
cho công dân và tổ chức đến liên hệ công tác.
b) Bộ phận “một
cửa” được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ tài liệu, điện thoại, máy vi tính, máy
in, máy fax, camera được nối mạng với các đơn vị trực thuộc Bộ.
c) Kinh phí hoạt
động của Bộ phận “một cửa” được lấy từ kinh phí quản lý hành chính của Bộ và thực
hiện theo các quy định hiện hành về tài chính, kế toán.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của
Bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thuộc cơ quan Bộ
giải quyết công việc theo quy định của pháp luật và quy trình, trình tự được
quy định trong Đề án này.
2. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với
Thanh tra Bộ thông báo công khai địa chỉ đường dây nóng và hòm thư góp ý, hòm
thư điện tử (cchc@mot.gov.vn) để tiếp nhận
ý kiến của doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân về quy trình, thủ tục hành chính,
về thái độ làm việc, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức.
3. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với
Vụ Thương mại Điện tử đăng tải công khai, minh bạch tại trụ sở của Bộ và trên
trang web của Bộ các quy trình, bộ phận, cán bộ, công chức xử lý, giải quyết của
từng thủ tục hành chính; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, doanh nghiệp
và nhân dân thông qua các trang web của Bộ tại địa chỉ http://www.mot.gov.vn về các quy
trình và thủ tục hành chính của Bộ Thương mại.
4. Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với
các đơn vị thuộc Bộ xây dựng Quy chế giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa”.
5. Các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ có
trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận “một cửa”, do một
đồng chí lãnh đạo Vụ phụ trách để thực hiện các công việc có liên quan trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
b) Thường xuyên rà soát lại toàn bộ
các thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành thương mại (bao gồm
cả các thủ tục hành chính do Bộ Thương mại thực hiện và các thủ tục hành chính
đã phân cấp về địa phương), phân tích, xác định rõ thủ tục nào cần tiếp tục duy
trì, thủ tục nào cần loại bỏ, thủ tục nào cần sửa đổi, bổ sung, thủ tục
nào cần phân cấp về địa phương.
c) Trên cơ sở kết quả rà
soát, đề xuất biện pháp điều chỉnh, sửa đổi đối với các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Thương mại (Thông tư, Quyết định...) và
kiến nghị cơ
quan
có thẩm quyền về việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại.
d) Thường xuyên rà soát, đề xuất hoàn
thiện các Quy trình theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, đảm bảo chất lượng công việc,
trong đó quy định rõ thời hạn từng công đoạn trong quá trình xử lý giải quyết
công việc.
6. Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Văn phòng Bộ nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các quy trình theo quy định
của Hệ thống quản lý chất lượng ISO.
7. Văn phòng Bộ và Vụ Tài chính Kế toán
có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm hoạt động cho Bộ phận “một cửa” tại Cơ
quan Bộ.
8. Trong quá
trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị
thuộc Bộ kịp thời gửi báo cáo về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ
có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
9. Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo
dõi, kiểm tra và tổng hợp về tình hình thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” ở Cơ
quan Bộ, đôn đốc các đơn vị thực hiện và báo cáo thường xuyên cho Lãnh đạo Bộ về
tình hình xử lý, giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”./.