Quyết định 06/2003/QĐ-BTS ban hành Tiêu chuẩn cấp ngành do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 06/2003/QĐ-BTS
Ngày ban hành 30/05/2003
Ngày có hiệu lực 13/07/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Việt Thắng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ THUỶ SẢN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 06/2003/QĐ-BTS

Hà Nội , ngày 30 tháng 05 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH.

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 05 Tiêu chuẩn cấp ngành sau đây:

1. 28 TCN 182: 2003: Sulfit trong sản phẩm thủy sản - Phương pháp định lượng.

2. 28 TCN 183: 2003: Axit boric và muối borat trong sản phẩm thủy sản - Phương pháp định tính

3. 28 TCN 184: 2003: Ure trong sản phẩm thủy sản - Phương pháp định tính.

4. 28 TCN 185: 2003: Muối polyphosphat trong sản phẩm thủy sản - Phương pháp định lượng bằng sắc ký ion.

5. 28 TCN 186: 2003: Hàm lượng cloramphenicol trong sản phẩm thủy sản - Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí.

Điều 2. Các tiêu chuẩn trên đây được khuyến khích áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm khi tiến hành kiểm tra chất lượng hàng thủy sản và có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các vụ, cục; Chánh Thanh tra Bộ; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản; Giám đốc Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản; Thủ trưởng các đơn vị có phòng kiểm nghiệm nói tại Điều 2 và các cơ sở chế biến thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 182: 2003

SULFIT TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Sulphite in fishery products - Method for quantitative analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng sulfit trong thủy sản và sản phẩm thủy sản. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 10 mg/g.

2. Phương pháp tham chiếu

Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp của Ủy ban Phân tích thực phẩm khối Bắc Âu NMKL số 132 - 1989 (NODISK METODIKKOMMITTE FOR LIVSMEDEL Nordic committee on food analysis - Sulphite Spectrophotometric determination in foods).

3. Nguyên tắc

Mẫu sản phẩm được axit hóa bằng axit sulfuric H2SO4 và chưng cất trong thiết bị Kjeldahl bán vi lượng. Hơi SO2 tạo thành phản ứng với 2,2'- đinitro-5,5'-đithiobenzoic axit (DTNB) trong cốc nhận để hình thành phức axit 5-mercapto-2- nitrobenzoic có mầu vàng chanh đậm. Cường độ mầu của phức axit được đọc trên máy quang phổ tại bước sóng l là 412 nm. Nồng độ của SO2 trong mẫu được tính toán theo cường độ mầu của phức axit theo phương pháp ngoại chuẩn.

4. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch

4.1. Thiết bị, dụng cụ

4.1.1. Máy xay thịt có đường kính lỗ đĩa 2 -3 mm.

[...]