ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/2002/QĐ-UB
|
Bình
Dương, ngày 15 tháng 01 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU HÚT
NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994.
- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về
Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Điều 2:
Quyết định này thay thế quyết định số 115/1998/QĐ-UB ngày
05/8/1998 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành bản quy định về chính sách
đào tạo, tu nghiệp cán bộ - công chức và thu hút nhân tài tỉnh Bình Dương.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/02/2002.
Điều 3:
Các ông, bà Chánh văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Trưởng
Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Giám đốc các Sở
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
ỦY HAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Minh Phương
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH
DƯƠNG
( Ban hành kèm theo quyết định số: 06/2002/QĐ-UB ngày 15 tháng 01 năm 2002 của
UBND tỉnh Bình Dương )
I- ĐÀO TẠO TU
NGHIỆP:
1- Đối tương áp dung chính sách:
Là cán bộ - công chức, cán bộ xã
- phường - thị trấn được quy hoạch đào tạo và tu nghiệp của các ngành các cấp
nhằm:
- Đạt đủ các tiêu chuẩn quy định
đối với từng ngạch công chức, từng chức vụ cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban
hành.
- Nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ tương ứng với công việc đang đảm trách và đáp ứng yêu cầu quy hoạch
cho các chức danh, chức vụ chủ chốt.
Các trường hợp cán bộ, công chức
thuộc các cơ quan đơn vị hưởng lương ngành dọc khi đi học chuyên môn nghiệp vụ
sẽ được ngân sách tỉnh cấp bù thêm cho đủ theo quy định này nếu định mức của
ngành, trung ương thấp hơn quy định của tỉnh.
Riêng các trường hợp thuộc Công
an, Quân đội chỉ được áp dụng chính sách nầy khi đi học các lớp về quản lý hành
chính Nhà nước, lý luận chính trị.
2- Về điều kiên được trợ cấp :
Các đối tượng nêu trên khi đi học
phải được các cấp sau đây quyết định:
- Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ủy Ban nhân dân tỉnh.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy ( khi được
Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền).
- Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (
khi được UBND tỉnh ủy quyền).
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức
chính quyền tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân
dân tỉnh trong công tác chiêu sinh và chọn cử các đối tượng nêu trên đi học.
Các cán bộ, công chức được cử đi
đào tạo sau khi tốt nghiệp phải chấp hành theo sự phân công của tổ chức, nếu
không chấp hành sự phân công của tổ chức hoặc thực hiện không đủ thời gian yêu
cầu phục vụ sau khi đi học (thời gian phục vụ sau khi đào tạo bằng 3 lần thời
gian được cử đi đào tạo) thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo và trợ cấp trong thời
gian đi học. Thời gian, kinh phí học lại, thi lại do kết quả học tập không đạt
yêu cầu không được giải quyết chế độ theo chính sách này.
3. Về chế độ trợ cấp :
3.1- Đối với các lớp lý luận
chính trị, quản lý nhà nước :
- Tại Hà Nội : Học tập trung
720.000 đồng/người/tháng, học tại chức 20.000 đồng/người/ngày.
Các tỉnh khác : Học tập trung
540.000 đồng/người/tháng, học tại chức 15.000 đồng/người/ngày.
- Trong tỉnh, có cự ly từ cơ
quan làm việc đến trường:
+ Từ 20 km trở lên: Học tập
trung 360.000 đồng/người/tháng, học tại chức 12.000 đồng/người/ngày.
+ Dưới 20 km: 210.000 đồng/người/tháng,
học tại chức 7.000 đồng/người/ ngày.
3.2- Đối với các lớp đào tạo tu
nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học :
- Các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra Bắc
: Học tập trung 540.000 đồng/người/tháng, học tại chức 15.000 đồng/người/ngày.
- Các tỉnh phía Nam : Học tập
trung 360.000 đồng/người/tháng, học tại chức 10.000 đồng/người/ngày.
- Trong tỉnh, có cự ly từ cơ
quan làm việc đến trường:
+ Từ 20 km trở lên : 8.000 đồng/người/ngày.
+ Dưới 20 km : 5.000 đồng/người/ngày
và chỉ áp dụng cho cán bộ xã - phường - thị trấn. (cán bộ, công chức không trợ
cấp)
3.3- Đối với các khóa đào tạo,
tu nghiệp ở nước ngoài : Khi cán bộ, công chức đi đào tạo, tu nghiệp ở nước
ngoài 2 Ban Tổ chức dựa vào quy định của Bộ Tài chính sẽ tham mưu cụ thể về
kinh phí trình Thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
3.4- Đối với các lớp bồi dưỡng tập
huấn ngắn hạn dưới 01 tháng : áp dụng theo chế độ công tác phí hiện hành của tỉnh
và phải có quyết định cử đi học của Giám đốc Sở - ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân huyện - thị.
3.5- Các chi phí khác :
a- Học phí :
Học phí, giáo trình, y tế phí được
thanh toán theo phiếu thu của nhà trường.
Những trường hợp có cơ quan công
tác cách xa trường từ 20 km trở lên thì được khoán tiền trọ với mức 5.000 đồng/người/ngày.
b- Trợ cấp tiền thực hiện và bảo
vệ luận án tốt nghiệp:
- Tiến sĩ : 30.000.000 đồng
- Thạc Sĩ : 20.000.000 đồng
- Bác sĩ, Dược sĩ chuyên khoa cấp
I: 12.000.000 đồng
- Bác sỹ, Dược sĩ chuyên khoa cấp
II: 20.000.000 đồng
c- Tiền tàu xe:
* Học ở các tỉnh phía Bắc : Mỗi
năm được thanh toán tiền đi về vào dịp hè và tết nguyên đán ( 4 lượt/năm).
- Cán bộ, công chức có chức vụ từ
Thường vụ Huyện- Thị ủy trở lên; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân huyện - thị, phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên được thanh toán tiền vé
máy bay.
- Cán bộ, công chức còn lại được
thanh toán vé tàu hỏa thông thường (vé ngồi ).
+ Học ở các tỉnh còn lại mỗi
tháng được thanh toán tiền vé xe công cộng 01 lần ( 02 lượt ).
+ Học trong tỉnh đối với các lớp
Lý luận Chính trị, Quản lý Nhà nước được thanh toán tiền vé xe công cộng mỗi tuần
01 lần (02 lượt) cho các trường hợp có cự ly từ cơ quan làm việc đến trường từ
20 km trở lên.
d- Ngoài mức trợ cấp nêu trên. Nếu
là nữ, là dân tộc ít người khi đi học các lớp có thời gian mỗi đợt học tập
trung từ 01 tháng trở lên thì mỗi tháng học được cấp thêm 100.000 đồng.
3.6- Trợ cấp khuyến khích tự đào
tạo:
Đối với cán bộ, công chức thu xếp
đi học tự túc ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu
công việc chuyên môn đang đảm trách, sau khi học xong tiếp tục làm việc tại đơn
vị cũ hoặc chấp hành theo sự phân công của tổ chức sẽ được trợ cấp một lần.
(Khi đi học phải có thỏa thuận với Ban Tổ chức chính quyền hoặc Ban Tổ chức Tỉnh
ủy và có quyết định cử đi học của Thủ trưởng cơ quan).
Thạc
sĩ
: 10.000.000 đồng.
Đại học
: 4.000.000
đồng.
II- THU HÚT
NGUỒN NHÂN LỰC:
1- Người trúng tuyển vào một ngạch
công chức ở tỉnh Bình Dương và có cam kết công tác tại tỉnh ít nhất 7 năm:
Nếu có bằng tốt nghiệp đại học hệ
chính quy được phụ cấp thêm cho đủ 100% lương bậc khởi điểm của ngạch công chức
đang xếp trong thời gian tập sự; nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi, loại xuất sắc được
cấp ban đầu 2.000.000 đồng.
Nếu có bằng Thạc sĩ được cấp ban
đầu 10.000.000 đồng, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 4.000.000 đồng;
nếu có bằng Chuyên khoa cấp 1 được cấp ban đầu 7.000.000 đồng, tốt nghiệp loại
giỏi, xuất sắc được cấp thêm 3.000.000 đ.
Đối với những chức danh, ngành
nghề mà tỉnh cần cho một cơ quan, đơn vị cụ thể ( nằm trong danh mục của UBND tỉnh
thông báo ) sẽ được xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang
hưởng và được cấp ban đầu 2.000.000 đồng. (áp dụng cho kể cả cán bộ, công chức
của tỉnh).
2- Cán bộ, công chức có trình độ
sau đại học, dưới 45 tuổi, được tiếp nhận về Bình Dương công tác trong các cơ
quan Hành chính sự nghiệp - đảng đoàn thể và có cam kết công tác tại tỉnh ít nhất
7 năm, được cấp 01 lần theo định mức :
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp
I : 10.000.000 đồng.
- Thạc sĩ; bác sĩ, dược sĩ
chuyên khoa cấp II : 15.000.000 đồng
- Tiến sĩ : 20.000.000 đồng.
3- Người có học hàm, học vị, có
năng lực chuyên môn (không kể trong hay ngoài tỉnh) làm việc trong một thời
gian nhất định cho một công việc cụ thể theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh,
được chi trả thù lao theo thỏa thuận dựa theo định mức:
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp
I : 4.000.000 đồng/ tháng.
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp
II : 6.000.000 đồng/ tháng.
- Thạc sĩ
: 5.000.000 đồng/ tháng.
- Tiền sĩ, Phó giáo sư
: 7.000.000 đồng/ tháng.
- Giáo sư
: 8.000.000 đồng/ tháng.
( tại mục 3 này, tháng được quy
ước có thời gian làm việc thực tế ít nhất là 60 giờ ).
4- Cán bộ, công chức của tỉnh:
Có công trình đề án, ứng dụng khoa học cấp tỉnh được công nhận và thực hiện có
hiệu quả được Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét cấp từ 5% đến 10% trên số tiền mà hiệu
quả đề án mang lại.
5- Đối với học sinh, sinh viên
có hộ khẩu tại tỉnh:
a- Theo học hệ tập trung tại các
trường Đại học trong và ngoài tỉnh thuộc các ngành nghề tỉnh cần đào tạo ( theo
danh mục Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm ) :
+ Được hỗ trợ tiền ăn, ở mỗi
tháng ( kể cả thời gian nghỉ hè) bằng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu theo
quy định của Nhà nước.
+ Nếu kết quả điểm học tập trung
bình mỗi năm đạt:
- Từ 7,5 đến 8,5
: được cấp
500.000 đồng.
- Thừ 8,6 đến 9,0
: được cấp 1.000.000 đồng.
- Từ 9,1 trở lên
: được
cấp 2.000.000 đồng.
b- Tốt nghiệp đại học loại khá,
giỏi và được nhà trường cho học chuyển tiếp sau đại học thuộc các ngành nghề tỉnh
cần ( theo danh mục Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hằng năm ), thì được Uỷ ban
nhân dân tỉnh giải quyết chế độ đi học như công chức của tỉnh theo quy định tại
phần I của chính sách này.
Những trường hợp học sinh, sinh
viên của tỉnh đi học được hưởng trợ cấp theo quy định của chính sách này phải
có cam kết sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ trong các cơ quan hành chính, sự
nghiệp của tỉnh theo sự phân công của tổ chức với thời gian công tác ít nhất bằng
3 lần thời gian đào tạo. Nếu không về công tác thì phải bồi hoàn toàn bộ kinh
phí đã được đài thọ cho ngân sách tỉnh; trường hợp không công tác đủ thời gian
tối thiểu thì phải bồi hoàn kinh phí đã được đài thọ theo tỉ lệ thời gian phục
vụ.
III- TỔ CHỨC
THỰC HIÊN :
- Hằng năm tỉnh dành một khoản
kinh phí để bảo đảm được việc thực hiện Chính sách đào tạo và thu hút nguồn
nhân lực.
- Các Sở Ban ngành, Uỷ ban nhân
dân huyện - thị có quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo hằng năm gửi về hai
Ban Tổ chức tổng hợp để có kế hoạch mở lớp và cử người đi học.
- Các Sở Ban ngành, Uỷ ban nhân
dân huyện - thị vào tháng 01 hằng năm đăng ký nhu cầu hợp đồng người có trình độ
về công tác tại cơ quan nhằm thực hiện một công việc cụ thể; đăng ký nhu cầu
các ngành nghề cần khuyến khích học sinh của tỉnh đi học cho Ban Tổ chức chính
quyền tỉnh tổng hợp, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành danh mục nhu
cầu.
- Hội đồng tư vấn thực hiện
Chính sách này có nhiệm vụ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các trường
hợp được hưởng chế độ thu hút nguồn nhân lực và ban hành danh mục ngành nghề tỉnh
cần hằng năm.
- Sở Tài Chính vật giá phối hợp
với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Chính
sách nầy.