Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 05/2024/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/02/2024
Ngày có hiệu lực 20/02/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2024/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 07 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số 90/TTr-STNMT ngày 01 tháng 02 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt; phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 75, khoản 4 Điều 77, điểm c khoản 5 Điều 81, khoản 3 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định này không áp dụng đối với việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

2. Đối tượng áp dụng

a) Hộ gia đình, cá nhân có phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt; Các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân.

b) Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

c) Cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

Điều 2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Chất thải rắn sinh hoạt khác được phân loại thành 03 nhóm như sau:

a) Chất thải rắn nguy hại.

b) Chất thải rắn cồng kềnh.

c) Chất thải rắn sinh hoạt còn lại.

Điều 3. Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cồng kềnh

1. Chất thải rắn cồng kềnh phân loại thành 02 nhóm sau:

a) Nhóm 1: thiết bị nội thất thải bỏ (tủ gỗ, bàn ghế, giường, nệm cũ hỏng, tủ sắt, khung cửa, cánh cửa,…);

b) Nhóm 2: chất thải làm vườn (cành cây, thân cây, gốc cây,…).

[...]