Quyết định 05/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 05/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/06/2007
Ngày có hiệu lực 14/06/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Hoàng Bê
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2007/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 04 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CỦA TỈNH BẠC LIÊU.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng11 năm 2003;

Căn cứ Nghị Quyết số 01/2005/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2005 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 21/2006/NQ-HĐND, ngày 24 tháng 02 năm 2006 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010;

Xét Tờ trình số 41/TTr-KHĐT ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch này cụ thể hóa thành mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hàng năm cho ngành, địa phương mình để tổ chức thực hiện.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan triển khai đến các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Bê

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM NĂM 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2006 - 2010 đóng vai trò quan trọng cụ thể hóa nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Ðại hội tỉnh Ðảng bộ lần thứ XIII, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 của tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 do Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra.

Trên cơ sở đánh giá thật sâu sắc kết quả thực hiện kế hoạch năm năm 2001-2005, làm rõ những thành tựu đã đạt được, nhìn nhận thấu đáo những hạn chế và tồn tại, phân tích nguyên nhân tìm ra những bài học kinh nghiệm từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho thời kỳ tới sát với thực tiễn, mang tính khả thi cao, đưa tỉnh nhà tiến lên một bước mới ngang tầm với các tỉnh trong khu vực.

Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2001 - 2005

Năm năm qua, tình hình thế giới và trong nước tuy có những thuận lợi rất cơ bản, song đã phát sinh nhiều diễn biến rất phức tạp; chiến tranh và khủng bố; giá cả thị trường tăng cao, nhất là xăng dầu, thuốc chữa bệnh…; bệnh dịch SARS, cúm gia cầm phát triển mạnh; Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá Tôm và cá Ba sa; thời tiết và môi trường biến động ngày càng xấu hơn. Song, được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Ðảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh, chúng ta đã vượt qua khó khăn, trở ngại và giành được những thành tựu quan trọng, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã vượt, đạt, hoặc xấp xỉ đạt mức kế hoạch đề ra.

I. VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Thực hiện Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2001 - 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị rà soát lại quy hoạch xây dựng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp đến năm 2010, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để đầu tư phát triển theo hướng khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng và lợi thế của tỉnh, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu ổn định cho chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất, tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo ra khu vực sản xuất hàng hóa ổn định như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp..., coi đây là vùng động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện phát triển cho các năm tiếp theo. Ðồng thời tỉnh đã ban hành hàng loạt các chương trình lớn có ý nghĩa quan trọng triển khai thực hiện Nghị quyết XII của Ðảng bộ tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm năm 2001 - 2005.

A. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất từ trước đến nay, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Tổng thu nhập nội tỉnh (GDP theo giá cố định 94) tăng từ 2.452 tỷ đồng năm 2000 lên 5.075 tỷ đồng năm 2005, tốc độ tăng bình quân đạt 15,7%/năm (Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ XII đề ra là 18,5%/năm); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khu vực; ngư - nông - lâm nghiệp giảm từ 60,3% trong GDP năm 2000 xuống còn 57,6% năm 2005 (nghị quyết là 49%); công nghiệp và xây dựng tăng từ 17,8% trong GDP năm 2000 lên 22,1% năm 2005 (nghị quyết là 24,5%); dịch vụ 20,3% ( nghị quyết 26,5%).

2. Cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư đã đạt được những kết quả bước đầu khá tốt; đã chuyển gần 70.000 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, giá trị tăng thêm trên 01 đơn vị đất sản xuất từ 7,5 triệu đồng năm 2000 lên 19 triệu đồng năm 2005. Lực lượng lao động có tay nghề được đào tạo bình quân hàng năm 17.252 người. Giảm lực lượng lao động trong nông nghiệp từ 203.492 người năm 2000 xuống còn 109.628 người năm 2005; tăng lực lượng lao động công nghiệp từ 20.953 người năm 2000 lên 23.960 người năm 2005; lực lượng lao động dịch vụ từ 39.897 người năm 2000 lên 53.903 người năm 2005. Vốn đầu tư cho sản xuất thủy sản và kết cấu hạ tầng nông thôn tăng nhanh làm động lực quan trọng khơi dậy tiềm năng góp phần thúc đẩy kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ