Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 04/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/03/2012
Ngày có hiệu lực 02/04/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Hữu Hoài
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 23 tháng 3 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 14 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 184/TTr-SXD ngày 24 tháng 02 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, như sau:

1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, tổng hợp kế hoạch hằng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng của UBND các huyện, thành phố trình UBND tỉnh ban hành.

c) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa theo khoản 6 Điều này.

d) Thỏa thuận đối với UBND thành phố Đồng Hới trong việc trồng, cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên các tuyến đường có mặt cắt ngang quy hoạch từ 15m trở lên mà chưa có quy hoạch chi tiết cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nội dung quy hoạch cây xanh phải thực hiện theo Điều 9 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị).

đ) Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình UBND tỉnh ban hành.

e) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên – vườn hoa; các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng.

g) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh; tổng hợp dữ liệu về cây xanh đô thị và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Thực hiện quản lý cây xanh của các đô thị trên địa bàn thuộc quyền quản lý.

b) Tổ chức xây dựng và thỏa thuận với Sở Xây dựng để ban hành các quy định cụ thể về trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.

c) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa theo khoản 6 Điều này.

d) Đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hằng năm và 5 năm trên địa bàn để Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch.

đ) Cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đối với loại cây cần cấp phép

e) Đề xuất các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên – vườn hoa; các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn để Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành.

g) Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn.

h) Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn.

[...]