Quyết định 03/QĐ-BCĐCCHC năm 1998 về Quy chế của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ do Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành
Số hiệu | 03/QĐ-BCĐCCHC |
Ngày ban hành | 12/12/1998 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/1998 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/QĐ-BCĐCCHC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ - TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 03/QĐ-BCĐCCHC NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ - TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 200/1998/QĐ- TTg ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;
Căn cứ kết luận của phiên họp ngày 30 tháng 11 năm 1998 của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BCĐCCHC ngày 12 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ)
Điều 1. Phân công công tác trong Ban chỉ đạo
1. Trưởng Ban:
- Chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đối với công tác cải cách hành chính trong từng thời gian cụ thể
- Chủ trì các cuộc họp của ban chỉ đạo. Cho ý kiến cuối cùng về nội dung các vấn đề Ban chỉ đạo đã thảo luận và kiến nghị với Chính phủ.
- Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về công tác cải cách hành chính.
2. Phó Trưỏng Ban:
- Giúp Trưởng ban điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo.
- Quyết điịnh việc triệu tập các cuộc họp Ban chỉ đạo; thay mặt Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp khi Trưởng Ban không dự họp.
- Tổ chức sự phối hợp công tác giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo công tác của Tổ Thư ký.
- Quyết định việc mời các cộng tác viên tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
3. Uỷ viên thường trực :
- Đề xuất, chuẩn bị chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo.
- Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã phân công. Cùng Phó Trưởng Ban chỉ đạo công tác của Tổ Thư ký.
- Ký các văn bản của Ban Chỉ đạo để báo cáo công tác với Thủ tướng Chính phủ và quan hệ với các Bộ, ngành, địa phương.
- Thay mặt Ban Chỉ đạo chủ trì đôn đốc, xem xét việc chuẩn bị các đề án và các quyết định về tổ chức bộ máy hành chính, công chức, công vụ.
4. Uỷ viên - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Thay mặt Ban chỉ đạo chủ trì đôn đốc, xem xét việc chuẩn bị các đề án và các quyết định về việc cải cách thủ tục hành chính, về quy chế làm việc của Chính phủ và các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân địa phương.
5. Uỷ viên - Bộ Trưởng Bộ Tư pháp
Thay mặt Ban chỉ đạo chủ trì đôn đốc, xem xét việc chuẩn bị các đề án và các quyết định về cải cách thể chế hành chính, rà soát và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Lề lối làm việc của Ban chỉ đạo:
1. Ban chỉ đạo cải hành chính là một hình thức tổ chức chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, không có bộ máy riêng. Mọi hoạt động của Ban dựa vào Bộ máy và phương tiện của Ban Tổ chức - Cán Bộ Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp. Các thành viên Ban chỉ đạo và phần lớn thành viên Tổ thư ký làm việc kiêm nhiệm, nhưng phải dành thì giờ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công.
2. Mỗi thành viên ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp, các công việc chung của Ban chỉ đạo, thay mặt Ban chỉ đạo làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính được phân công.
3. Ban chỉ đạo họp mỗi tháng một lần với sự có mặt của Thủ tướng - Trưỏng Ban, thảo luận và quyết định theo nguyên tắc tập thể. Trường hợp Trưởng Ban không dự họp thì Thường trực ban báo cáo để Thủ tướng - Trưởng Ban cho ý kiến cuối cùng về kết luận của cuộc họp.
4. Uỷ viên thường trực trao đổi ý kiến với thành viên Ban chỉ đạo để đề xuất những vấn đề cần đưa ra thảo luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo. Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban quyết định nội dung cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban chỉ đạo.
5. Nội dung thảo luận trong các cuộc họp Ban chỉ đạo được thể hiện thành văn bản, ghi rõ kết luận chung của cuộc họp.
6. Ban chỉ đạo họp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ hoặc trụ sở Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ.