ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2024/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 09
tháng 01 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ VÀ MỨC CHI PHÍ CHI TRẢ CHÍNH SÁCH
TRỢ GIÚP XÃ HỘI THÔNG QUA TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHI TRẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách
Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ khoản 3 Điều 36
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số
02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ khoản 7 Điều 3
Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3
năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 186/TTr-SLĐTBXH ngày 29
tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định
phương thức chi trả và mức chi phí chi trả chính sách trợ giúp xã hội thông qua
tổ chức dịch vụ chi trả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng bảo trợ xã hội
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số
20/2021/NĐ-CP; hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định
số 20/2021/NĐ-CP; hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ
xã hội theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều
2. Phương thức chi trả, mức chi phí chi trả và kinh phí thực hiện
1. Phương thức chi trả:
Chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử (sau đây gọi là
phương thức điện tử) và chi trả trực tiếp bằng tiền mặt thông qua tổ chức dịch
vụ chi trả, cụ thể:
a) Đối với phương thức điện
tử: Chi trả vào tài khoản của đối tượng hoặc tài khoản của người giám hộ hoặc
người được ủy quyền.
b) Đối với phương thức
chi trả trực tiếp bằng tiền mặt: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho đối tượng
tại các điểm chi trả hoặc chi trả theo địa chỉ (tại nhà đối tượng); đối với các
đối tượng đặc thù như người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi không thể
đi lại để nhận tiền tại các điểm chi trả, không có người ủy quyền.
2. Mức chi phí chi trả
cho tổ chức dịch vụ chi trả được xác định theo tỷ lệ % trên tổng số tiền chi trả
cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại xã, phường, thị trấn của các huyện, thị
xã, thành phố, cụ thể như sau:
a) Mức chi phí chi trả đối
với phương thức điện tử: Mức 1,0% trên tổng số tiền chi trả cho các đối tượng bảo
trợ xã hội.
b) Mức chi phí chi trả đối
với phương thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt: Mức 1,7% trên tổng số tiền chi
trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại địa bàn các phường/thị trấn và 1,9%
trên tổng số tiền chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại địa bàn các xã.
3. Kinh phí thực hiện chi
trả cho tổ chức dịch vụ chi trả được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội
theo phân cấp ngân sách của địa phương.
Điều
3. Lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả, hợp đồng chi trả
1. Lựa chọn tổ chức dịch
vụ chi trả
Ủy ban nhân dân cấp huyện
lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của
pháp luật; việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả phù hợp với điều kiện chi trả
tại địa phương. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng
lưới điểm giao, dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại
nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.
2. Hợp đồng chi trả
a) Việc chi trả thông qua
tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng
chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng,
tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng
tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến
người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán,
quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
b) Trước ngày 25 hàng
tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng
(bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm); số kinh phí chi trả
tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh
phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho
bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng
thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng
tháng sau. Trong thời gian chi trả, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.
c) Hàng tháng, tổ chức dịch
vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi
trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số
kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng
từ chuyển khoản ngân hàng) cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 20 hàng tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán
kinh phí chi trả theo quy định.
Điều 4.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn
vị có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định
hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên
quan kiểm tra việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng
bảo trợ xã hội trên địa bàn đảm bảo đúng quy định. Xử lý theo thẩm quyền, hoặc
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình thực hiện
chi trả (nếu có).
c) Tổ chức tập huấn, hướng
dẫn về chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho cán bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội các cấp, nhân viên tổ chức dịch vụ chi trả.
d) Thường xuyên chỉ đạo
các địa phương tổng hợp, cập nhật danh sách, dữ liệu thông tin đối tượng bảo trợ
xã hội trên địa bàn, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, cập nhật
thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử.
đ) Phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tầng lớp Nhân dân, đối
tượng được chi trả về chủ trương, chính sách, cách thức thanh toán không dùng
tiền mặt.
e) Cập nhật tình hình thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội, chi trả chính sách trợ giúp xã hội trên địa
bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo
quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
bố trí kinh phí thực hiện chính sách theo phân cấp ngân sách hiện hành; hướng dẫn
cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông
a) Chỉ đạo các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng hưởng chính sách
trợ giúp xã hội khi đăng ký và sử dụng tài khoản mobile money.
b) Đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin cũng như đảm bảo việc trao đổi, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa
các đơn vị thực hiện chi trả trợ giúp xã hội, đặc biệt là chi trả không dùng tiền
mặt.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo các
cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh tăng cường tuyên truyền về chủ trương,
chính sách và các nội dung về chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an các
huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp mới, cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân
cho đối tượng bảo trợ xã hội, người giám hộ, người nhận ủy quyền và phối hợp với
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, đối chiếu, xác thực thông tin về
đối tượng bảo trợ xã hội phục vụ cho công tác chi trả bằng phương thức điện tử.
b) Hướng dẫn các tổ chức
liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin.
5. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Phối hợp với ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương thực
hiện quy trình chi trả chính sách trợ giúp xã hội; thực hiện chi trả trực tiếp
vào tài khoản của đối tượng đã có tài khoản (bao gồm tài khoản ngân hàng, ví điện
tử, tài khoản mobile money và các hình thức hợp pháp khác) thông qua Kho bạc
Nhà nước và tài khoản thanh toán của các đơn vị tại các ngân hàng thương mại.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh Đắk Lắk
a) Chỉ đạo các chi nhánh
ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa
bàn thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán cho các đối
tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội khi mở, sử dụng tài khoản ngân hàng, ví
điện tử để nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện
về hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để người hưởng chính sách trợ giúp xã hội nhận tiền qua tài khoản.
b) Phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong hướng dẫn
triển khai chi trả qua tài khoản cho đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội
từ ngân sách nhà nước.
7. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện lựa chọn tổ
chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho đối tượng về phương thức thanh toán điện
tử.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố ký kết Hợp đồng với
tổ chức dịch vụ chi trả về việc chi trả chế độ chính sách trợ giúp xã hội cho
các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn quản lý theo quy định; chuyển danh
sách đối tượng và kinh phí chi trả trợ giúp xã hội cho đơn vị cung cấp dịch vụ;
đối chiếu, xác nhận số liệu quyết toán kinh phí thực hiện chi trả trợ giúp xã hội
và thanh toán chi phí dịch vụ chi trả trợ giúp xã hội cho tổ chức dịch vụ chi
trả;
c) Tổ chức thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội cho đối tượng đảm bảo đúng quy định; bố trí kinh phí để thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội, kinh phí chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả;
hàng năm dự toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và thanh quyết
toán kinh phí theo đúng luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
d) Chỉ đạo Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ hàng tháng
rà soát, cập nhật thông tin đối tượng bảo trợ xã hội lên Hệ thống phần mềm đăng
ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến; kịp thời chỉ đạo giải quyết
các ý kiến phản ảnh, khiếu nại liên quan đến công tác chi trả; báo cáo tình
hình chi trả chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn theo quy định.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân
dân cấp xã tuyên truyền đến đối tượng và phối hợp với ngành Công an trong việc
cấp căn cước công dân để hoàn thiện cơ sở dữ liệu nhằm thuận tiện trong việc thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội.
e) Chỉ đạo Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện xác nhận ủy quyền nhằm đảm bảo thủ tục mở tài khoản; thường
xuyên rà soát tình hình biến động đối tượng bảo trợ xã hội để kịp thời điều chỉnh,
đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng; phối hợp với tổ chức dịch vụ
thực hiện tuyên truyền, thu thập thông tin hồ sơ mở tài khoản cho đối tượng,
người giám hộ, người được ủy quyền.
8. Tổ chức dịch vụ chi trả
a) Ký kết hợp đồng với
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chi trả chính sách trợ giúp
xã hội theo quy định.
b) Phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền về chi trả chính sách trợ giúp
xã hội; giúp người dân hiểu rõ lợi ích lâu dài của việc chi trả bằng phương thức
điện tử và tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng nhận chính sách qua tài khoản.
c) Thu thập thông tin hồ
sơ mở tài khoản (căn cước công dân và số định danh cá nhân, số điện thoại, số
tài khoản...) để thực hiện việc mở tài khoản thanh toán cho đối tượng; triển
khai thực hiện chi trả bằng phương thức điện tử. Hàng tháng, chủ động phối hợp
với đơn vị liên quan mở tài khoản cho đối tượng phát sinh tăng thêm. Hướng dẫn
cho đối tượng, người giám hộ, người được ủy quyền sử dụng tài khoản an toàn.
d) Xây dựng phương án chi
trả; đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, nhân lực, kỹ thuật để thực
hiện chi trả cho các đối tượng thụ hưởng; xây dựng hệ thống dữ liệu, số hóa hệ
thống quản lý đối tượng chi trả; kết nối dữ liệu để thực hiện chi trả.
đ) Thực hiện thanh quyết
toán kinh phí liên quan đến chi trả đảm bảo theo quy định; phối hợp với Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết
các kiến nghị, khiếu nại của khách hàng.
Điều
5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2024. Quyết định số 2790/QĐ-UBND ngày 26/10/2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt Đề án chi trả trợ cấp xã hội
trên địa bàn tỉnh thông qua cơ quan cung cấp dịch vụ và Quyết định số
1460/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc điều chỉnh
mức phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thông qua Bưu điện hết
hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp tại
khoản 2 Điều này.
2. Đối với hợp đồng chi
trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội đã ký kết theo Quyết định số
2790/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt
Đề án chi trả trợ cấp xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua cơ quan cung cấp dịch
vụ và Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
về việc điều chỉnh mức phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội
thông qua Bưu điện tiếp tục thực hiện đến hết ngày 29 tháng 2 năm 2024.
3. Trường hợp các văn bản
quy phạm pháp luật trích dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế.
4. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính,
Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Lắk; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Lao động - TB&XH; Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Đắk Lắk; Trung tâm công nghệ và Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (N- 60b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
H’Yim Kđoh
|