ỦY BAN QUỐC GIA
VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/QĐ-UBQG
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT
NAM
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02
năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg ngày 22
tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UBQG ngày 15 tháng 01
năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam về việc
ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác của Ủy
ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam năm 2018.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam, Thành viên Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trưởng ban
vì sự tiến bộ của phụ nữ các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.)
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Chủ tịch UBQG (để báo cáo);
- Bộ LĐTBXH: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Bình đẳng giới;
- Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, VP.UBQG.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
THỨ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Đào Hồng Lan
|
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
CỦA
ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-UBQG ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam)
I. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành thực hiện
các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới
Tiếp tục phối hợp triển khai các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ1, đặc biệt là chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về công tác phụ nữ trong tình hình mới; tham mưu, xây dựng và triển khai các kế
hoạch, đề án nhằm giải quyết những vấn đề có tác động ảnh hưởng tiêu cực tới phụ
nữ và trẻ em gái; phối hợp thực hiện công tác thống kê, thu thập số liệu về giới
trên các ngành, lĩnh vực.
2. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường công
tác cán bộ nữ
Rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ tham gia quản
lý, lãnh đạo để đề xuất việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và
sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ quan, địa phương
và đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị theo hướng ưu tiên bố trí cán bộ nữ
vào các vị trí quản lý, lãnh đạo cho nhiệm kỳ tới; đề xuất, nghiên cứu xây dựng
các chính sách liên quan đến cán bộ nữ.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và các văn bản liên quan; tổ
chức các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác
vì sự tiến bộ của phụ nữ của các Bộ, ngành và địa phương; đẩy mạnh các hoạt động
tập huấn, truyền thông thúc đẩy vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phụ nữ
trong lĩnh vực chính trị.
4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của Ủy
ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (Ủy ban quốc gia), của các thành
viên Ủy ban quốc gia và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành
Ủy ban quốc gia, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các Bộ,
ngành và tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực
hiện chính sách, pháp luật, các chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới và vì
sự tiến bộ của phụ nữ.
Các thành viên Ủy ban quốc gia chủ động lồng ghép
công tác kiểm tra thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ với công tác
chuyên môn được phân công. Các thành viên được phân công làm Trưởng đoàn kiểm
tra chủ động bố trí lịch, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời chủ
động kiểm tra công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới của đơn vị
mình phụ trách và lồng ghép, kết hợp kiểm tra công tác này ở các đơn vị ngành dọc
trong các chuyến công tác tại địa phương.
5. Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ
hợp tác quốc tế
Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác về bình đẳng giới
và vì sự tiến bộ của phụ nữ với các đối tác song phương, đa phương và phi chính
phủ; đảm bảo thực hiện chuyển giao nhiệm vụ đăng cai Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế
trong APEC cho Pa-pua Niu Ghi-nê vào năm 2018.
Nâng cao vai trò Ban thư ký Nhóm đối tác hành động
về giới (GAP) để phối hợp hiệu quả trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ
với các cơ quan chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ.
6. Đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên của
Ủy ban quốc gia
Đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên của Ủy
ban quốc gia nhằm góp phần giải quyết các vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến
bộ của phụ nữ.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành thành viên, thành viên Ủy ban quốc
gia, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao gắn với các hoạt động trọng tâm của Ủy ban quốc
gia và Phụ lục phân công nhiệm vụ chi tiết kèm theo tổ chức triển khai xây dựng,
ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ,
tiến độ thực hiện đưa vào chương trình công tác của cơ quan, đơn vị; thường
xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề
ra; đánh giá, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện gửi Văn phòng Ủy ban
quốc gia để tổng hợp, báo cáo.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách để thực
hiện các chương trình, đề án về bình đẳng giới đã được phê duyệt.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ
Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan vận động
các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho các chương trình, dự án về bình đẳng
giới.
4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,
tập huấn, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chương
trình, đề án liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
5. Văn phòng Ủy ban quốc gia chủ động đôn đốc, tham
mưu, đề xuất triển khai các hoạt động của Ủy ban quốc gia; đầu mối kết nối,
theo dõi tổng hợp và đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề liên ngành
liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trình Lãnh đạo Ủy ban quốc gia cho ý kiến./.
|
ỦY BAN QUỐC GIA
VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA
PHỤ NỮ VIỆT NAM
|
STT
|
NỘI DUNG
|
CHỦ TRÌ
|
PHỐI HỢP
|
SẢN PHẨM
|
1
|
Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương trong chỉ đạo triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVN
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành thành viên.
|
Hướng dẫn
|
2
|
Triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới.
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban VSTBPN
các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
|
Hướng dẫn
|
3
|
Xây dựng Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện
các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố
|
Báo cáo
|
4
|
Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật
bình đẳng giới.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Ủy ban
quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố
|
Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật bình đẳng
giới
|
5
|
Rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn 2016 - 2020.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng
giới)
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố.
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
6
|
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động
và tiền lương của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng trên cơ sở tình
hình thực tiễn tại một số địa bàn trọng điểm.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quan hệ
lao động và Tiền lương)
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố
|
Báo cáo nghiên cứu
|
7
|
Nghiên cứu và dự báo cung cầu lao động trong đó
có lao động nữ.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố
|
Báo cáo nghiên cứu
|
8
|
Nghiên cứu đề xuất đối với các vấn về mới phát
sinh như: chuyển giới, đồng giới, vấn đề giám định tư pháp trong trường hợp
không có chứng cứ đối với nạn nhân bị xâm hại,...
|
Bộ Tư pháp
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban
quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố
|
Báo cáo nghiên cứu
|
9
|
Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức triển khai các
chương trình, đề án liên quan đến công tác cán bộ nữ, trong đó bao gồm Đề án thực
hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức
giai đoạn 2016 - 2020.
|
Bộ Nội vụ
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban
quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố
|
Hướng dẫn/ Báo cáo nghiên cứu/ Đề xuất
|
10
|
Nghiên cứu xây dựng Đề án trình Chính phủ trình Bộ
Chính trị, Ban Bí thư điều chỉnh, mở rộng đối tượng áp dụng Nghị định số
53/2015/NĐ-CP về quy định tuổi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công
chức theo hướng mở rộng tới tất cả các đối tượng có phụ cấp chức vụ từ 1,0 trở
lên.
|
Bộ Nội vụ
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban quốc gia VSTBPN; Ban VSTBPN các Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố
|
Đề án
|
11
|
Rà soát đánh giá thực trạng tình hình lãnh đạo nữ
tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương để có đề xuất, kiến nghị theo hướng ưu
tiên bố trí cán bộ nữ vào các vị trí quản lý lãnh đạo.
|
Bộ Nội vụ
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban
quốc gia VSTBPN, Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố
|
Báo cáo rà soát
|
12
|
Tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và
phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động tại
Thành phố Cần Thơ).
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ
thành phố Cần Thơ; Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố
|
Lễ phát động và các hoạt động truyền thông về
Tháng hành động
|
13
|
Tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVN; Ban VSTBPN các Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPN; Ban VSTBPN các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố.
|
Sản phẩm truyền thông; Hội nghị; Hội thảo; Tập huấn,...
|
14
|
Tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVN; Ban VSTBPN các Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố.
|
Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
|
Báo cáo kết quả kiểm tra.
|
15
|
Tổ chức các đoàn tham dự hội nghị, hội thảo, tập
huấn tại nước ngoài và đón các đoàn vào trao đổi kinh nghiệm về công tác bình
đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVN
|
Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
|
Các đoàn ra, đoàn vào.
|
16
|
Duy trì mối quan hệ hợp tác về bình đẳng giới và
vì sự tiến bộ của phụ nữ với các đối tác song phương, đa phương trong khu vực
và trên thế giới.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVNVN
|
Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
|
Chương trình, thỏa thuận hợp tác.
|
17
|
Nâng cao vai trò Ban thư ký Nhóm đối tác hành động
về giới (GAP) để phối hợp hiệu quả trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ
nữ với các cơ quan chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ.
|
Ủy ban quốc gia VSTBPNVN
|
Ban VSTBPN các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
|
Các cuộc làm việc của Nhóm.
|