Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu | 02/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/02/2020 |
Ngày có hiệu lực | 20/02/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Nguyễn Xuân Đông |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2020/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 06 tháng 02 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ- CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn;
Căn cứ Thông tư 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Liên Bộ: Tài chính- Xây dựng- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước tại khu đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị cấp nước sạch tập trung nông thôn; tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định về quy hoạch, xây dựng, quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn và hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quy hoạch, xây dựng, sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2020/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 06 tháng 02 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ- CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn;
Căn cứ Thông tư 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Liên Bộ: Tài chính- Xây dựng- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước tại khu đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị cấp nước sạch tập trung nông thôn; tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định về quy hoạch, xây dựng, quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn và hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quy hoạch, xây dựng, sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
1. Công trình nước sạch tập trung nông thôn: là một hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến nhiều hộ gia đình hoặc cụm dân cư sử dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan.
2. Công trình phụ trợ: là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào, trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hoả...
3. Đơn vị quản lý công trình (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước): là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao công trình để trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng. Gồm: đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
5. Giá tiêu thụ nước sạch: là giá do người tiêu dùng phải trả cho đơn vị quản lý công trình. Giá tiêu thụ nước sạch là giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
6. Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình mua nước sạch của đơn vị cấp nước.
Điều 4. Quy hoạch, xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn
1. Lập, phê duyệt quy hoạch
a) Quy hoạch cấp nước sạch tập trung nông thôn được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động cấp nước tiếp theo;
b) Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cấp nước sạch tập trung nông thôn phải tuân theo quy hoạch cấp nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch cấp nước nước sạch tập trung nông thôn thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và các văn bản pháp luật có liên quan về quy hoạch xây dựng.
2. Đầu tư xây dựng: Công trình nước sạch tập trung nông thôn chỉ được đầu tư khi phù hợp với quy hoạch cấp nước được phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng công trình nước sạch tập trung nông thôn thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP và pháp luật về đầu tư xây dựng.
3. Quản lý chất lượng công trình cấp nước: Thực hiện theo điều 37, Nghị định 117/2007/N Đ-CP.
4. Xã hội hóa phát triển cấp nước
Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích công tác xã hội hóa dịch vụ cấp nước nông thôn. Công tác xã hội hóa dịch vụ cấp nước nông thôn theo các nguyên tắc sau đây:
a) Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm định hướng và hướng dẫn trong việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ cấp nước sạch nông thôn bảo đảm phù hợp với Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia công tác xã hội hóa dịch vụ cấp nước nông thôn;
c) Tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn đối với các địa bàn chưa có công trình cấp nước tập trung nông thôn được quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Điều 5. Quy định về sản xuất, cung cấp nước sạch nông thôn
1. Chất lượng nước sạch
a) Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh của con người) phải bảo đảm theo các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Chất lượng nước sạch sử dụng chung cho mục đích sinh hoạt và các mục đích sử dụng khác phải bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật của nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
2. Quy trình vận hành sản xuất, cung cấp nước sạch
Quy trình vận hành sản xuất, cung cấp nước sạch là trình tự các bước phải thực hiện trong việc sản xuất, cung cấp nước sạch.
Quy trình vận hành sản xuất, cung cấp nước sạch gồm một số nội dung chính sau đây:
a) Sơ đồ công nghệ sản xuất, cung cấp nước sạch;
b) Trình tự, thao tác vận hành hệ thống công trình cấp nước, các thiết bị, hạng mục trong sơ đồ công nghệ;
c) Kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng nước;
d) Xử lý sự cố trong quá trình sản xuất, cung cấp nước.
3. Sổ nhật ký vận hành công trình
Đơn vị cấp nước phải ghi sổ nhật ký vận hành công trình, trong sổ ghi phải có nội dung công việc thực hiện, tên cán bộ vận hành, tình hình xử lý, khắc phục các sự cố (nếu có). Tại mỗi nhà máy cấp nước phải thiết lập một sổ nhật ký, cán bộ ghi sổ nhật ký phải ký tên hàng ngày trên sổ.
4. Công tác nội kiểm, ngoại kiểm chất lượng nước: Thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Kết quả nội kiểm, ngoại kiểm phải được gửi về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để quản lý.
5. Kiểm định thiết bị đo đếm nước: Theo điều 50, Nghị định 117/2007/NĐ-CP.
Điều 6. Bảo đảm ổn định dịch vụ cấp nước.
1. Đơn vị cấp nước có nhiệm vụ tổ chức sản xuất an toàn, cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho các khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và Hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết.
2. Trong trường hợp có sự cố xảy ra trên hệ thống cấp nước
a) Đơn vị cấp nước cần thông báo kịp thời cho các khách hàng sử dụng nước có biện pháp dự trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ cấp nước;
b) Thông báo ngay với cơ quan quản lý giao thông và có quyền chủ động khắc phục sự cố để bảo đảm an toàn cấp nước, đồng thời phải bảo đảm an toàn giao thông tại nơi có sự cố và hoàn trả mặt bằng theo quy định;
c) Nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng.
1. Điểm đấu nối
a) Đơn vị cấp nước phải thiết lập các điểm đấu nối vào mạng lưới cấp nước cho mỗi khách hàng sử dụng nước; các điểm đấu nối phải đặt ngay sát chỉ giới sử dụng đất hoặc chân tường rào công trình của khách hàng sử dụng nước trong điều kiện cho phép;
b) Trường hợp khách hàng sử dụng nước ở quá xa đường ống phân phối và nằm ngoài vùng phục vụ của đơn vị cấp nước thì phải có sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.
2. Điểm lắp đặt đồng hồ đo nước
a) Điểm lắp đặt đồng hồ đo nước có thể được xác định trước, trùng hoặc sau điểm đấu nối của khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước, bảo đảm thuận tiện cho việc lắp đặt, quản lý, kiểm tra ghi thu và bảo vệ đồng hồ đo nước;
b) Điểm lắp đặt đồng hồ đo nước được thoả thuận giữa đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
3. Thỏa thuận đấu nối
a) Đơn vị cấp nước có trách nhiệm lập phương án giá lắp đặt đồng hồ nước gồm vật tư, thiết bị, chủng loại đồng hồ, nhân công...từ mạng lưới phân phối tới khách hàng sử dụng nước, có sự thỏa thuận với chính quyền cấp xã sở tại, khách hàng sử dụng nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi tiến hành lắp đặt;
b) Các khách hàng sử dụng nước chỉ được phép lắp đặt và chịu trách nhiệm về các thiết bị cấp nước sau điểm đấu nối và sau đồng hồ. Các thiết bị này phải được thiết kế, lắp đặt thích hợp với các thiết bị của đơn vị cấp nước, bảo đảm an toàn, không gây sự cố rủi ro đối với thiết bị của đơn vị cấp nước.
4. Các nội dung khác về đấu nối thực hiện theo điều 39 đến điều 43 Nghị định 117/2007/NĐ-CP, mục V thông tư 01/2008/TT-BXD ngày 2/1/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 117/2007/NĐ-CP
1. Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
2. Thẩm quyền quyết định giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch thực hiện theo Thông tư 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ Tài chính- Xây dựng- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản khác có liên quan.
Điều 9. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước
1. Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước.
3. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.
4. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.
5. Trộm cắp nước.
6. Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.
7. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
9. Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
10. Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước.
Điều 10. Quy định về kiểm tra, thanh tra nước sạch tập trung nông thôn
1. Nội dung kiểm tra, thanh tra: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cấp nước; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về cấp nước. Việc thanh tra hoạt động cấp nước thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Phân giao nhiệm vụ trong công tác thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo
a) Về chất lượng nước đầu vào (tính từ trạm bơm cấp 1 trở vào), đầu ra: Sở Y tế chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan;
b) Về quy hoạch cấp nước, định mức kinh tế- kỹ thuật sản xuất, cung cấp nước sạch: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan;
c) Về khai thác nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan;
d) Về giá nước: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan;
e) Về quy trình vận hành sản xuất, cung cấp nước sạch, năng lực của đơn vị cấp nước, chất lượng công trình cấp nước, dịch vụ cấp nước, đấu nối sử dụng nước: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan.
Điều 11. Cơ sở dữ liệu về công trình nước sạch nông thôn
Công trình nước sạch tập trung nông thôn phải được quản lý thống nhất trên cơ sở dữ liệu về công trình. Cơ sở dữ liệu về công trình được xác định theo 8, điều 9, điều 10, điều 19 Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 4/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn.
1. Báo cáo thường xuyên: Các đơn vị cấp nước thực hiện báo cáo thường xuyên 1 tháng/lần đối với các nội dung kết quả nội kiểm, ngoại kiểm chất lượng nước kết quả gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để theo dõi (thời gian là ngày 25 hàng tháng).
2. Báo cáo định kỳ: Các đơn vị cấp nước báo cáo định kỳ 1 lần/năm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, kết quả thanh, kiểm tra (nếu có) trong năm gửi về các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để theo dõi, quản lý (thời gian vào quý I của năm ngay sau năm báo cáo).
3. Báo cáo đột xuất: khi xảy ra các sự cố trong sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
4. Phối hợp trong thông tin, báo cáo
Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các đơn vị cấp nước có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý vận hành công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn;
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, đơn vị quản lý công trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý để quản lý, khai thác sử dụng công trình sau đầu tư. Tổng hợp tình hình hoạt động của các công trình, đề xuất kịp thời khắc phục các hư hỏng của công trình theo phân cấp quản lý;
c) Tuyên truyền, truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người lao động tại các đơn vị cấp nước;
d) Hướng dẫn đơn vị cấp nước xây dựng quy trình vận hành, sản xuất, cung cấp nước sạch và thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
đ) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc lập quy hoạch và quản lý theo quy hoạch công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, giám sát chất lượng nước, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá nước sạch của đơn vị cấp nước;
e) Thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo về nước sạch tập trung nông thôn theo nhiệm vụ được phân giao tại quy định này;
g) Lưu trữ hồ sơ công trình nước sạch theo quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 4/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, khai thác và sử dụng công trình nước sạch tập trung nông thôn;
h) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động cấp nước sạch nông thôn về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Y tế:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư 41/2018/TT- BYT; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cung cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế;
b) Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thực hiện tốt các công việc sau: Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cung cấp nước sạch tần suất ít nhất 02 lần/năm; công khai kết quả xét nghiệm nước, trả lời các đơn vị, cá nhân có liên quan về kết quả xét nghiệm nước bằng văn bản;
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, thẩm định quy trình vận hành, sản xuất, cung cấp nước sạch của đơn vị cấp nước;
d) Thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo về nước sạch tập trung nông thôn theo nhiệm vụ được phân giao tại quy định này.
3. Sở Xây dựng
a) Tổ chức lập và chủ trì thẩm định quy hoạch, quản lý việc thực hiện theo quy hoạch các dự án quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án nước sạch tập trung nông thôn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, thẩm định quy trình vận hành, sản xuất, cung cấp nước sạch của đơn vị cấp nước;
c) Phối hợp thẩm định phương án giá nước sạch;
d) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại thông tư số 08 /2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 về thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
đ) Thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo về nước sạch tập trung nông thôn theo nhiệm vụ được phân giao tại quy định này.
4. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, phương án giá nước sạch làm cơ sở trình Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt;
b) Thực hiện và kiểm tra theo dõi công tác quyết toán đối với các dự án cấp nước được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, lập kế hoạch hoàn trả vốn vay và lãi vay; tổ chức thu 30% phần vốn vay lại và lãi vay của Chính phủ theo thời hạn trả của Bộ Tài chính (Vốn vay Ngân hàng Thế giới WB);
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chi phí trích khấu hao tài sản phần kinh phí nhà nước đầu tư của các đơn vị cấp nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
d) Thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo về nước sạch tập trung nông thôn theo nhiệm vụ được phân giao tại quy định này.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành thường xuyên đôn đốc, kiểm tra theo dõi tiến độ của các dự án đang triển khai xây dựng, tham mưu UBND tỉnh gia hạn, thu hồi với những dự án không triển khai đúng thời gian quy định của dự án được phê duyệt;
b) Tham mưu bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện đầu tư các dự án cấp nước sạch nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch và chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
b) Hướng dẫn các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn các thủ tục về cấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; d) Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các huyện trong việc thu phí bảo vệ môi trường của các cơ sở cấp nước sạch và các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nước sạch và xả nước thải trên địa bàn tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát việc xả nước thải từ khu công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung và các làng nghề chưa qua xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải ra môi trường và có biện pháp khác phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay;
e) Thanh, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo về nước sạch tập trung nông thôn theo nhiệm vụ được phân giao tại quy định này.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với các đơn vị cấp nước sạch và các cơ quan liên quan trên địa bàn xác định ranh giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt, công bố;
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền về các hành vi thi công xây dựng hệ thống cấp nước trái phép;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ phối hợp với đơn vị cấp nước kịp thời giải quyết các sự cố về đường ống, công trình cấp nước … nhằm bảo đảm cấp nước liên tục;
d) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự giác bảo vệ mạng lưới đường ống cấp nước, bảo vệ nguồn nước cấp của nhà máy, kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân xả thải và xử lý kịp thời hoạt động xả thải trái phép;
đ) Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp số liệu về công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn báo cáo theo quy định. Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn quản lý;
e) Phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện, xã, đơn vị quản lý công trình về công tác quản lý vận hành công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn;
g) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền.
8. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về hệ thống cấp nước sạch nông
thôn trên địa bàn xã, phối hợp với các đơn vị cấp nước sạch và các cơ quan liên quan trên địa bàn xác định ranh giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt, công bố;
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền về các hành vi thi công xây dựng hệ thống cấp nước trái phép; kiểm tra phát hiện kịp thời các hành vi đổ chất thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ, phối hợp với đơn vị cấp nước kịp thời giải quyết các sự cố về đường ống, công trình cấp nước … nhằm bảo đảm cấp nước liên tục;
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn quản lý, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tham gia bảo vệ các công trình cấp nước;
d) Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn quản lý;
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự giác bảo vệ mạng lưới đường ống cấp nước, bảo vệ nguồn nước cấp của nhà máy, tăng cường công tác thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn; kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân xả thải và xử lý kịp thời hoạt động xả thải trái phép;
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của Đơn vị cấp nước.
1. Chịu trách nhiệm lập, xây dựng quy trình vận hành, sản xuất, cung cấp nước sạch phù hợp với dây chuyền công nghệ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Quản lý vận hành, khai thác hệ thông cấp nước sạch tập trung theo quy trình vận hành được phê duyệt.
2. Phát triển hoạt động cấp nước bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước với chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 quy định này, dịch vụ hiệu quả cho người dân và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp. Trường hợp có sự cố dẫn đến cung cấp nước sạch không bảo đảm thì đơn vị cấp nước phải khắc phục kịp thời, bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
3. Phối hợp các đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn cho các công trình cấp nước, thực hiện tốt các Quyết định phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam do UBND tỉnh phê duyệt.
4. Tuân thủ việc tổng hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch trong phạm vi mình quản lý, cụ thể:
a) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
b) Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước thô theo định kỳ, đột xuất;
c) Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kỳ và đột xuất;
d) Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch;
đ) Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu);
e) Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch;
f) Công khai thông tin về chất lượng nước sạch;
g) Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định;
h) Gửi các mẫu về kiểm soát chất lượng nước (nội kiểm, ngoại kiểm) theo quy định về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để theo dõi;
5. Lưu trữ hồ sơ công trình đầy đủ theo điều 5 Thông tư 54/2013/TT- BTC ngày 4/5/2013 của Bộ Tài chính.
6. Thường xuyên cập nhật và cung cấp bản đồ hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước trong phạm vi đơn vị quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, theo dõi theo định kỳ 1 lần/năm.
7. Lập phương án sản xuất kinh doanh, phương án giá nước sạch trình Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
8. Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
9. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo định kỳ và đột xuất khi được yêu cầu tới chính quyền địa phương và cơ quan chuyên ngành.
10. Tiếp nhận và giải quyết theo quy định các kiến nghị và yêu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng nước sạch.
11. Trong trường hợp ngừng cấp nước để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo kế hoạch phải thông báo kịp thời cho khách hàng để khách hàng chủ động trong việc sinh hoạt và sản xuất.
12. Thông báo, niêm yết công khai các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định của Đơn vị cấp nước tại các địa điểm giao dịch để khách hàng biết, thực hiện.
13. Thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý vận hành; tham gia các lớp đào tạo, tập huấn vận hành công trình nước sạch; phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân tham gia hưởng ứng sử dụng nước sạch nông thôn, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ công trình cấp nước.
14. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình, thực hiện báo cáo, hạch toán, khấu hao, bảo trì công trình theo đúng quy định của pháp luật.
15. Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo điều 55 Nghị định 117/2007/NĐ-CP và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15: Trách nhiệm của khách hàng sử dụng nước
1. Thanh toán tiền nước đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng dịch vụ cấp nước.
2. Sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích.
3. Thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước khi phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, mất an toàn cho người và tài sản.
4. Tạo điều kiện để đơn vị cấp nước kiểm tra, ghi chỉ số của đồng hồ đo nước.
5. Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng nước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với đặc tính kỹ thuật trang thiết bị cấp nước.
6. Bồi thường khi gây thiệt hại cho đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quy định này. Những nội dung không có trong quy định này thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP, Thông tư 54/2013/TT-BTC và văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.