Quyết định 01/2006/QĐ-UBND về Tiêu chuẩn hộ gia đình các dân tộc Lai Châu thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

Số hiệu 01/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/01/2006
Ngày có hiệu lực 20/01/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Vương Văn Thành
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2006/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 10 tháng 01 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHUẨN HỘ GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC LAI CHÂU THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số: 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số: 12/CT-TW của Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu v/v tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em giai đoạn 2005-2010;

Căn cứ Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Lai Châu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành Tiêu chuẩn hộ gia đình các dân tộc Lai Châu thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.

Điều 2: Giao Ủy ban DS, GĐ&TE tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị tổ chức, phổ biến tiêu chuẩn này trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ nhiệm UB DS, GĐ&TE tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Thành

 

TIÊU CHUẨN

HỘ GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC LAI CHÂU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số: 01/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2006 của UBND tỉnh Lai Châu)

1. Mọi thành viên trong gia đình được đối xử bình đẳng, được sống trong không khí dân chủ, đầm ấm, tôn trọng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau;

2. Con cháu hiếu thảo, chăm ngoan tôn trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm so giáo dục con cái. Không có người trong độ tuổi 15-49 bị mù chữ; trẻ em được học tập có trình độ đến trung học cơ sở hoặc cao hơn;

3. Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, gia đình và dòng họ; không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành;

4. Không vi phạm pháp luật; chấp hành đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân;

5. Không có người mắc các tệ nạn xã hội;

6. Không có người tảo hôn hoặc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (từ năm 2006 trở đi);

7. Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con;

8. Không xảy ra bạo lực trong gia đình;

9. Trẻ em được khai sinh đầy đủ theo quy định của pháp luật về hộ tịch;

10. Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích, di sản văn hóa, lịch sử của ban, làng, khu phố và quốc gia;

11. Áp dụng khoa học- công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất lao động; phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương và gia đình để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập;

12. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, trong dịp lễ hội truyền thống;

[...]