ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1544/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 15 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành
Quy chế văn hóa Công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành Quy tắc ứng
xử của cán bộ, Công chức, Viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương;
Căn cứ Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL
ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Thông tư số
17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới”;
Căn cứ Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL
ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chi
tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh
đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”;
Căn cứ Quyết định số
03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành Quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương;
Căn cứ Nghị quyết số
06/2013/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc xây
dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn giai đoạn 2013-2015, định hướng đến
năm 2020;
Căn cứ các quy định của pháp luật
có liên quan;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng
nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015, định
hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TUTU;
- TT.HĐND tỉnh;
- CT và PCT UBND tỉnh;
- VP: PCVP, Cổng TTĐT và các CV;
- Lưu: VT, VH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa
|
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI
ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1544/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU ngày 8
tháng 8 năm 2012 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy mạnh
công tác bảo đảm cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, Nghị quyết số
24/2012/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ
kinh tế xã hội năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Đề án
“Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn (XDNSVMĐT&NT) trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”, với một số nội dung chính
như sau:
I. TÍNH CẤP THIẾT
CỦA ĐỀ ÁN
Xây dựng NSVMĐT&NT có ý nghĩa lớn
trong việc phát triển đô thị, nông thôn theo hướng bền vững. Tỉnh Thừa Thiên Huế
sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4 năm thực hiện Kết
luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị, Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày
17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều
thành tựu to lớn về chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc
phòng. Công tác tuyên truyền, triển khai xây dựng nếp sống văn minh đô thị và cảnh
quan môi trường trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả tích cực. Việc chỉnh
trang đô thị và xây dựng mới cơ sở hạ tầng nông thôn đã tạo cho các địa phương,
đặc biệt là vùng đô thị một diện mạo mới, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy
kinh tế du lịch phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”; phong trào thi đua thực hiện nếp sống văn minh đô thị; các
phong trào, cuộc vận động phòng chống tội phạm, thực hiện an toàn giao thông và
vệ sinh môi trường,... đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tầng
lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia; thông qua các cuộc vận động, nhiều tấm
gương, nhiều điển hình đã trở thành hạt nhân tốt, góp phần xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh gắn liền với việc chấp hành luật pháp và các quy định ở các địa
phương, cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tích cực,
được nhân dân hưởng ứng, công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn
vẫn còn những hạn chế, yếu kém:
1. Ý thức
của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành pháp luật, giữ gìn trật
tự, đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn môi trường, đường phố và nơi công cộng
chưa cao.
2. Vẫn tồn
tại những hành vi ứng xử, giao tiếp nơi công cộng, nơi cơ quan, công sở chưa
phù hợp với nếp sống văn hóa.
3. Hạ tầng
đô thị và nông thôn chưa đồng bộ, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh
doanh, quảng cáo, rao vặt, gây mất trật tự, mỹ quan vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
4. Những
hành vi chèo kéo, bắt chẹt, tranh giành, đeo bám khách du lịch để mời đi xe,
mua hàng, ăn xin vẫn còn tồn tại nhiều, đặc biệt là ở các điểm tham quan, du lịch,
các chợ, khách sạn, các điểm sinh hoạt văn hóa, nơi tổ chức lễ hội....
5. Những
hủ tục, mê tín dị đoan, bói toán, lên đồng vẫn còn tồn tại, thậm chí đã hình
thành các địa điểm lên đồng, xem bói. Tình trạng lợi dụng các lễ hội để tổ chức
đánh bạc dưới nhiều hình thức vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
6. Đám
tang để quá dài ngày (từ 7 đến 9 ngày) còn phổ biến, đặc biệt ở thành phố Huế
và một số địa phương vùng biển; việc đốt vàng mã trong các ngày rằm, ngày tết,
lễ cúng tế, rải giấy vàng bạc trên đường đưa tang quá nhiều gây mất mỹ quan đô
thị và ô nhiễm môi trường công cộng.
7. Tình
trạng ô nhiễm môi trường, rác thải ở nông thôn và vùng ven đô thị trên địa bàn
tỉnh chưa được quan tâm khắc phục.
8. Nạn bạo
lực gia đình dưới nhiều hình thức ở nhiều địa phương vẫn còn xảy ra, nạn tảo
hôn ở các huyện miền núi đang có chiều hướng gia tăng...
Từ thực trạng trên, việc tuyên truyền,
vận động xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh
là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Nghị
quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) ngày 16 tháng 7 năm 1998 về “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;
2. Chỉ thị
số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
3. Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban
hành Quy chế văn hóa Công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
4. Kết luận
số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về Xây dựng, phát triển tỉnh
Thừa Thiên Huế;
5. Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
6. Quyết
định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020”;
7. Nghị định
số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang của
cán bộ, công chức, viên chức;
8. Quyết
định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành Quy
tắc ứng xử của cán bộ, Công chức, Viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương;
9. Thông
tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và
lễ hội;
10. Thông
tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã
đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
11. Thông
tư 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường
đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”;
12. Quyết
định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành Quy
tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương
13. Nghị
quyết 04-NQ/TU ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa
Thiên Huế khóa XIV về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương (giai đoạn 2011-2015);
14. Nghị
quyết 06-NQ/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy về Xây dựng Thừa Thiên Huế
xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2015
và tầm nhìn đến 2020;
15. Chỉ
thị 24-CT/TU ngày 8 tháng 8 năm 2012 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh
đô thị, đẩy mạnh công tác đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
16. Kế hoạch
số 69/KH-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020;
17.
Chương trình hành động số 62/CTr-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 29 tháng 7 năm
2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng và phát triển Thừa
Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (giai đoạn 2011-2015);
18. Quyết
định số 2491/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành khung hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015;
19. Quyết
định số 371/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU ngày 8 tháng 8 năm
2012 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy mạnh công tác đảm bảo
cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
III. MỤC TIÊU VÀ MỘT
SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu
Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và
nông thôn, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của
vùng đất Cố đô Huế; hình thành những nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần đưa tỉnh
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ năm 2013 - 2015:
- 100% hộ gia đình được tuyên truyền vận động thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên 80% hộ gia
đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn;
- 92% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu Gia
đình văn hóa;
- 95 - 100% hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường,
không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, đặt biển quảng cáo
sai qui định, gây mất mỹ quan đô thị và nông thôn;
- 95% làng, thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn và giữ
vững danh hiệu làng (thôn, bản, tổ dân phố) văn hóa; giảm mạnh bạo lực gia
đình, bất bình đẳng giới, nạn tảo hôn, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội phát
sinh;
- 95% cơ quan, đơn vị và 80% doanh nghiệp đóng trên
địa bàn huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa;
- 100% các điểm di tích, các điểm sinh hoạt công cộng
có khu vệ sinh, chấm dứt tình trạng đeo bám khách du lịch.
* Riêng đối với nông thôn:
- 100% hộ gia đình tích cực tham gia cuộc vận động
xây dựng nông thôn mới;
b) Giai đoạn 2016 - 2020: Giữ vững các chỉ tiêu đã
đạt được trong giai đoạn 2013 - 2015, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể
sau:
- 100% hộ gia đình đô thị và nông thôn nghiêm túc
thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.
- 100% hộ gia đình không lấn chiếm lòng đường, hè
phố, gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo sai
quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
- 95% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn
văn hóa; 97% làng (thôn, bản, tổ dân phố) được công nhận và giữ vững danh hiệu
đạt chuẩn văn hóa;
- 100% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
- 100% cơ quan, đơn vị và 90% doanh nghiệp đóng
trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Một số nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh đô
thị và nông thôn
a) Tích cực vận động nhân dân: tang lễ để không quá
3 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang; các gia đình sử dụng thùng để
đốt vàng mã; không mê tín dị đoan, bói toán, đồng bóng...
b) Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; nghiêm
cấm việc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đặt biển quảng
cáo.
c) Không đổ chất phế thải, rác ra đường, sông, ao,
hồ; các gia đình thu gom và đặt rác thải đúng quy định.
d) Ngăn chặn và xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, bạo
lực gia đình.
e) Không sử dụng trang phục thiếu lịch sự đến những
nơi tôn nghiêm, các di tích lịch sử, văn hóa; nghiêm cấm tình trạng nâng giá,
ép giá, tranh giành, đeo bám khách du lịch.
g) Xây dựng mô hình “tổ dân phố không rác”, “thôn,
làng, bản không rác”.
h) Ban hành các bộ tiêu chí và tổ chức xử phạt các
hành vi vi phạm trong việc xây dựng nếp sống văn minh theo quy định của pháp luật
hiện hành; thiết lập các đường dây nóng, thành lập các đội kiểm tra liên ngành
để kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nếp sống
văn minh đô thị.
* Riêng đối với đô thị:
a) Xây dựng thành phố Huế trở thành “Thành phố
không khói thuốc”, “Thành phố không có ăn xin, đeo bám”, “Thành phố xanh, sạch,
đẹp”.
b) Không treo, dán quảng cáo, rao vặt trên cây
xanh, cột điện, công trình công cộng...; trong khu dân cư không có các điểm thu
gom, buôn bán phế liệu.
c) Ban hành quy định một số tuyến đường, đặc biệt
là những tuyến đường du lịch không được rải vàng mã khi đưa tang.
2. Một số giải pháp
a) Nâng cao vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và
điều hành thực hiện của chính quyền các cấp:
- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai
thực hiện của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong thực hiện xây dựng
NSVMĐT&NT trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ của các
ngành, các cấp, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, huy động sự
tham gia tích cực của người dân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống
và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa, văn minh theo quy định
của pháp luật. Thực hiện nguyên tắc trách nhiệm địa bàn nào để xảy ra tình trạng
tội phạm, tệ nạn xã hội, ăn xin, đeo bám, vi phạm môi trường thì lãnh đạo địa
phương đó phải chịu trách nhiệm trước cấp quản lý trực tiếp.
- Gia đình cán bộ, gia đình đảng viên phải mẫu mực
trong nếp sống, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang, tránh tình trạng xa
hoa, lãng phí, rườm rà, mê tín dị đoan.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức về xây dựng NSVMĐT&NT:
- Chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục việc xây dựng NSVMĐT&NT sâu rộng và đồng bộ trong các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các đoàn thể, các ngành, cơ quan, các cộng đồng dân cư, tạo nên
phong trào quần chúng rộng rãi, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cộng đồng và toàn xã hội đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát huy đời sống văn
hóa, nếp sống văn minh. Xây dựng các chuyên đề phản ánh việc làm tốt, kịp thời
phản ánh những vi phạm để ngăn ngừa các hiện tượng có khả năng xảy ra.
- Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, cụ thể như
sau:
+ Tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan:
Thông qua hệ thống panô tấm lớn, tập gấp, cờ thả, biểu ngữ, băng rôn trong các
đợt cao điểm hay trong các chiến dịch;
+ Tuyên truyền trên các hệ thống thông tin đại
chúng: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự trên Báo Thừa
Thiên Huế, các phóng sự chuyên đề nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những
hành vi sai trái trong việc chấp hành những quy định về xây dựng NSVMĐT&NT
trên sóng TRT, VTV Huế, các báo và hệ thống đài truyền thanh các huyện, thị xã,
thành phố;
+ Tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, nói
chuyện chuyên đề, tổ chức các Liên hoan hội diễn, hội thi tìm hiểu, các cuộc
thi hùng biện, thi vẽ... về Luật An toàn giao thông, văn hóa giao thông, ý thức
bảo vệ môi trường, NSVMĐT&NT, giao tiếp, ứng xử văn minh trong thương mại,
dịch vụ du lịch trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho các đối tượng là học
sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ, công chức, nhân dân, tiểu thương...;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong hệ
thống trường học các cấp cho học sinh, sinh viên;
+ Tổ chức tuyên truyền miệng qua các buổi họp dân tại
các tổ dân phố, cụm dân cư hay các buổi hội họp của các tổ chức đoàn thể địa
phương như: Chi bộ dân phố, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi,
hội nông dân... để tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn viên, hội viên, các tầng
lớp nhân dân; nêu cao trách nhiệm nêu gương, tuyên truyền, vận động của cán bộ,
đảng viên đối với người thân và nhân dân nơi cư trú về xây dựng nếp sống văn
minh;
c) Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng không
gian, cảnh quan văn minh, hiện đại:
- Tập trung chỉnh trang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
đô thị và nông thôn một cách đồng bộ, chú trọng đến những địa điểm công cộng,
các khu du lịch, các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các khu danh lam thắng cảnh...
- Lồng ghép việc chỉnh trang hạ tầng cơ sở nông
thôn với các dự án xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm đảm bảo việc thực
hiện nếp sống văn minh.
d) Phát huy vai trò của quy ước, hương ước xây dựng
văn hóa:
- Hoàn thiện, bổ sung hệ thống quy ước, hương ước
làng, thôn, tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa phù hợp với các quy định của
pháp luật. Bổ sung các tiêu chí xây dựng NSVMĐT&NT vào các quy ước, hương ước
và xem đó là tiêu chuẩn xét công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện quy ước,
hương ước; tăng cường các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giáo dục ý thức chấp hành
quy ước, hương ước; tạo dư luận xã hội nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi
người.
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương,
khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện nếp sống
văn minh đô thị và nông thôn.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN
Hàng năm, các cấp, các ngành, các địa phương chủ động
bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Đề án.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực của Đề án, có trách nhiệm:
a) Hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng
kế hoạch triển khai và chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tham mưu ban hành các văn bản
quy định NSVMĐT&NT, phối hợp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về nếp sống văn
minh đô thị và nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
c) Chủ trì, phối hợp biên soạn chương trình, nội
dung tuyên truyền xây dựng NSVMĐT&NT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng
hình thức cổ động trực quan. Tổ chức các hội thi, hội diễn và vận động sáng tác
các tác phẩm nghệ thuật để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục xây dựng
NSVMĐT&NT trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Tham mưu tổ chức Hội nghị đánh giá công tác xây
dựng NSVMĐT&NT theo giai đoạn, qua đó xét khen thưởng, biểu dương các cá
nhân, tập thể điển hình, có thành tích tốt.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Tham mưu ban hành các văn bản quy định về quản
lý hệ thống giao thông; quản lý sử dụng lòng đường, vỉa hè theo quy định của
pháp luật;
b) Hoàn thiện các công trình giao thông trên địa
bàn, chú trọng việc thiết kế, xây dựng phải đảm bảo giao thông đúng luật, an
toàn; lắp đặt các biển báo giao thông trên các tuyến đường nội thị và nông
thôn. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát và có kế hoạch
tham mưu đầu tư, trang bị các thiết bị cần thiết ở các khu vực công cộng do
ngành quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn
tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho người lái xe; đặc biệt chú
trọng công tác giáo dục về văn hóa ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và ý thức chấp
hành pháp luật về an toàn giao thông;
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
các vi phạm theo thẩm quyền.
3. Sở Xây dựng:
a) Phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng
chương trình phát triển đô thị hàng năm. Tổ chức tiến hành kiểm tra, đánh giá,
đề xuất công nhận các tuyến đường văn minh kiểu mẫu hàng năm.
b) Đề xuất các tiêu chuẩn quy hoạch và kiến trúc, đảm
bảo điều kiện để người dân thực hiện NSVMĐT&NT.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối
hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức tuyên truyền cho nhân dân
về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Tham mưu ban hành tiêu chí xây dựng mô
hình “Thôn, tổ dân phố không rác”; tham mưu tiêu chí đánh giá thi đua trong việc
giữ gìn vệ sinh môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với cơ quan thường
trực xem xét, đề xuất việc bố trí kinh phí và quản lý, thanh quyết toán nguồn
kinh phí dành cho việc triển khai đề án.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đưa mục tiêu, rà
soát các chỉ tiêu của Đề án vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
7. Sở Tư pháp: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các văn bản của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến
việc thực hiện NSVMĐT & NT và các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Sở.
8. Sở Nội vụ: Tổ chức tuyên truyền và triển
khai giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước; hướng dẫn, thẩm định hồ sơ trình khen thưởng cho các tập
thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án...
9. Công an tỉnh: chỉ đạo các lực lượng Công
an thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc theo
thẩm quyền các hành vi vi phạm về an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội và
NSVMĐT&NT đã nêu trong Đề án; xây dựng tiêu chí “Văn hóa giao thông”.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền
xây dựng NSVMĐT&NT trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng
chuyên mục, chuyên trang, các bài viết, tin, ảnh, phóng sự,... tuyên truyền xây
dựng NSVMĐT&NT; kịp thời phát hiện, biểu dương những điểm sáng văn hóa,
gương người tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi xa
hoa, lãng phí, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến đạo đức, tinh thần xã hội.
11. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: Lồng
ghép các nội dung về xây dựng nếp sống văn minh nông thôn vào việc xây dựng và
triển khai các đề án xây dựng nông thôn mới.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn: thực hiện công tác tuyên
truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên các cấp học, các trường đại học, trung
học chuyên nghiệp... trên địa bàn tỉnh về xây dựng NSVMĐT&NT thông qua các
chương trình, nội dung giáo dục ở bộ môn giáo dục công dân, các bộ môn liên
quan; thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi có
chủ đề về xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn để nâng cao nhận thức,
phát huy tinh thần trách nhiệm của học sinh, sinh viên.
13. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Phối
hợp với các cơ quan ngăn chặn triệt để, xử lý tình trạng đeo bám để ăn xin, bán
hàng cho khách tham quan thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; hoàn thiện các khu vệ
sinh tại các điểm di tích; phối hợp tham mưu ban hành các quy định về mang
trang phục khi vào tham quan tại các điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô
Huế.
14. Các sở, ban, ngành, doanh nghiệp cấp tỉnh và
các đơn vị liên quan: Triển khai thực hiện các nội dung xây dựng
NSVMĐT&NT, xây dựng quy định, nội quy về NSVMĐT&NT, lồng ghép vào các nội
dung của quy ước xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
15. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động các
cấp triển khai thực hiện việc xây dựng NSVMĐT&NT trong hệ thống tổ chức
của mình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NSVMĐT&NT trong các tổ
chức thành viên và đoàn viên, hội viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động chuyên đề về xây dựng NSVMĐT&NT ở quy mô phù hợp với từng đối tượng hội
viên.
16. Đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung
ương đóng trên địa bàn phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai các nội
dung xây dựng NSVMĐT&NT trong cơ quan, đơn vị.
17. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác xây dựng
NSVMĐT&NT đến các cơ quan, đơn vị, phường, xã, thị trấn thuộc chức năng quản
lý của địa phương;
b) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền giáo dục xây dựng
NSVMĐT&NT trong cộng đồng dân cư; lồng ghép các nội dung của đề án vào việc
thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa
phương.
c) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành xử phạt
các hành vi vi phạm NSVMĐT&NT theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực
hiện nguyên tắc trách nhiệm, địa bàn nào để xảy ra tình trạng tội phạm, tệ nạn
xã hội, ăn xin, đeo bám khách du lịch thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu
trách nhiệm trước cấp quản lý trực tiếp.
d) Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã Hương
Trà, Hương Thủy tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng nếp sống
văn minh đô thị trên địa bàn, bổ sung các nội dung vào kế hoạch thực hiện hàng
năm, phối hợp với Sở Xây dựng để thực hiện xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu. Ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định quy định
một số tuyến phố (đường) không rải vàng mã khi đưa tang.
e) Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện
các nội dung của Đề án, lồng ghép vào việc thực hiện cuộc vận động xây dựng
nông thôn mới tại địa phương. Chỉ đạo việc triển khai nâng cao chất lượng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn.
g) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
tuyên truyền, triển khai Đề án; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm
NSVMĐT&NT trên địa bàn.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành,
đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch cụ thể để
triển khai Đề án; định kỳ 6 tháng (trước 30/6), một năm (trước 15/12) tổng hợp,
đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường của Đề án tổng hợp, báo
cáo)./.