Quy định 07-QĐi/TW năm 2018 xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 07-QĐi/TW
Ngày ban hành 28/08/2018
Ngày có hiệu lực 28/08/2018
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Trần Quốc Vượng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 07-QĐi/TW

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018

 

QUY ĐỊNH

XỬ LÝ KỶ LUẬT TỔ CHỨC ĐẢNG VI PHẠM

- Căn cứ Điều lệ Đảng; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, BChính trị và Ban Bí thư khóa XII;

- Căn cứ Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng,

Bộ Chính trị quy định xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm.

2. Tổ chức đảng vi phạm bị xử lý kỷ luật gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trlên; Ủy ban kiểm tra các cấp; ban cán sự đảng, đảng đoàn.

3. Trường hợp tổ chức đảng vi phạm những nội dung chưa nêu trong Quy định này thì căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tổ chức đảng: Là tổ chức do đại hội bầu, do cấp ủy có thẩm quyền bầu hoặc chỉ định thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thlãnh đạo cá nhân phụ trách và quyết định theo đa số; đồng thời thực hiện các nguyên tắc: Tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Tổ chức đảng vi phạm kỷ luật đảng: Là tổ chức đảng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn...của Đảng (gọi chung là nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng) và luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định... của Nhà nước (gọi chung là chính sách, pháp luật của Nhà nước).

3. Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: Là vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi tổ chức đảng vi phạm trực tiếp lãnh đạo, quản lý; ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, gây dư luận không tốt trong cán bộ, đng viên và nhân dân.

4. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: Là vi phạm làm giảm sút uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi tổ chức đảng vi phạm trực tiếp lãnh đạo, quản lý; gây dư luận bức xúc, bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

5. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Là vi phạm làm mất uy tín, mất vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi tổ chức đảng vi phạm trực tiếp lãnh đạo, quản lý; làm mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng kéo dài, mất niềm tin, gây phẫn nộ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

6. Cố ý vi phạm: Là việc tổ chức đảng đã được thông báo, phổ biến về quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đã được nhắc nhở, cảnh báo hoặc nhận thức được hành vi vi phạm nhưng vẫn thực hiện.

7. Vô ý vi phạm: Là việc tổ chức đảng không thấy trước hành vi, việc làm của mình là vi phạm.

8. Tái phạm: Là việc tổ chức đảng vi phm đã được kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị xử lý kỷ luật, nhưng tiếp tục vi phạm nội dung đã được kiểm điểm hoặc đã bị xử lý kỷ luật.

9. Thiếu trách nhiệm: Là việc tổ chức đảng thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không thực hiện đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định về một nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể.

10. Buông lỏng lãnh đạo, quản lý: Là việc tổ chức đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; không ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoặc đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện; không phân công trách nhiệm cụ thể, không đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.

11. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở; ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy tcấp huyện và tương đương trở lên có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Tổ chức đảng bất cứ cấp nào, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.

3. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.

[...]