Hướng dẫn 06-HD/UBKTTW năm 2018 thực hiện một số Điều trong Quy định 07-QĐi/TW về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

Số hiệu 06-HD/UBKTTW
Ngày ban hành 18/12/2018
Ngày có hiệu lực 18/12/2018
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ủy ban kiểm tra trung ương
Người ký Trần Cẩm Tú
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 06-HD/UBKTTW

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY ĐỊNH SỐ 07-QĐI/TW, NGÀY 28/8/2018 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT TỔ CHỨC ĐẢNG VI PHẠM

- Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;

- Căn cứ Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm;

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

* Khoản 11

“Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng vi phạm không bị xử lý kỷ luật.”

Tổ chức đảng vi phạm ở thời điểm nào cũng phải được kiểm tra, xem xét, kết luận và biểu quyết hình thức kỷ luật cụ thể. Sau đó, căn cứ vào kết quả biểu quyết và đối chiếu với quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật để quyết định thi hành hoặc không thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng đó.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

* Khoản 6

“Kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét và quy rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời, xem xét trách nhiệm của từng cá nhân đxử lý kỷ luật đi với những đảng viên vi phạm có liên quan; những đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định.”

- Khi thi hành kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét, kết luận rõ trách nhiệm của tổ chức đảng, đồng thời xem xét, kết luận rõ trách nhiệm của từng đảng viên có liên quan trong tổ chức đảng đó để việc xử lý kỷ luật bảo đảm nghiêm minh, chính xác, kịp thời.

- Tổ chức đảng bị xử lý kỷ luật, những đảng viên trong tổ chức đảng đó không bị kỷ luật về cá nhân thì vẫn được xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định.

- Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, nếu đảng viên trong tổ chức đảng đó vi phạm nhưng chưa đến mức phải kỷ luật khai trừ thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải xem xét, xử lý kỷ luật trước khi chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên đó.

Điều 5. Thời hiệu xử lý kỷ luật

* Khoản 2

“Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm tổ chức đảng có vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm 1, Điều này, tổ chức đảng có vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính từ thời điểm thực hiện vi phạm mới.”

- Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng được tính từ thời điểm tổ chức đảng có hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó. Trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian dài thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Không tính lại thời hiệu đối với tổ chức đảng đã bị thi hành kỷ luật nhưng sau đó, tổ chức đảng cấp trên quyết định lại (chuẩn y hoặc thay đổi) hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng đó.

Điều 8. Vi phạm về quan điểm chính trị, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng

* Điểm b, Khoản 1

“b) Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, để nhiều cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng vi phạm. ”

- Có trách nhiệm nhưng không xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hoặc có xây dựng chương trình, kế hoạch nhưng không triển khai thực hiện; không ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn đến nhiều cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng vi phạm.

- Không lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, không phân công cho các thành viên trong tổ chức đảng phụ trách địa bàn, lĩnh vực chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý, dẫn đến xảy ra vi phạm nhưng không có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

- Không sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm (nếu có) và không đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh đối với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

* Điểm a, Khoản 2

[...]