Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quy chế phối hợp 19/QCPH-HĐND-UBND-MTTQ năm 2016 về tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân quận Phú Nhuận do Thường trực Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 19/QCPH-HĐND-UBND-MTTQ
Ngày ban hành 12/12/2016
Ngày có hiệu lực 12/12/2016
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Quận Phú Nhuận
Người ký Trịnh Xuân Thiều,Nguyễn Hoàng Anh,Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN
BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ
QUẬN PHÚ NHUẬN 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/QCPH-HĐND-UBND-MTTQ

Phú Nhuận, ngày 12 tháng 12 năm 2016

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

VỀ VIỆC TIẾP XÚC CỬ TRI
CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ theo Nghị quyết liên tịch số: 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội;

Căn cứ Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận nhiệm kỳ 2016-2021;

Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận thống nhất ban hành Quy chế phối hợp công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân quận với nội dung sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp của đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và phường, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; trách nhiệm giải quyết, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và hoạt động tiếp công dân.

Điều 2. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân quận

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân quận là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân của quận, phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân quận và các cơ quan Nhà nước liên quan; chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.

2. Tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân quận, chủ động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, nơi ứng cử, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm; gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

3. Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri 6 tháng, hàng năm, xác định rõ thời gian địa bàn, nội dung và hình thức tiếp xúc gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân quận để xây dựng chương trình, kế hoạch chung về việc tiếp xúc cử tri.

4. Mỗi năm ít nhất một lần, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân quận báo cáo với cử tri nơi ứng cử về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri.

Điều 3. Trách nhiệm của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

Tổ chức cho đại biểu biểu Hội đồng nhân dân quận tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân và để đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp sau kỳ họp Hội đồng nhân dân quận.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của cử tri

Cử tri tổ dân phố, khu phố và 15 phường nơi tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri có quyền dự các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân quận với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm; trực tiếp hoặc thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương yêu cầu đại biểu Hội đồng nhân dân quận báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động mà đại biểu đã hứa trước cử tri và góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân quận.

Cử tri có trách nhiệm thực hiện các quy định theo quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân về tiếp xúc cử tri; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn các cuộc tiếp xúc cử tri.

Điều 5. Nguyên tắc tiếp xúc cử tri

Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai; phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân, của cử tri và của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.

Điều 6. Hoạt động tiếp xúc cử tri, hình thức tiếp xúc cử tri

1. Hoạt động tiếp xúc cử tri:

a. Tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân quận, ngoài ra còn tiếp xúc cử tri đột xuất khi cần thiết;

b. Tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, nơi ứng cử của đại biểu, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm hoặc cử tri có yêu cầu.

[...]