Quy chế phối hợp 1094/QCPH-YT-NN-CT năm 2015 công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Số hiệu 1094/QCPH-YT-NN-CT
Ngày ban hành 28/08/2015
Ngày có hiệu lực 28/08/2015
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Trần Văn Lộc,Ong Thế Viên,Nguyễn Văn Khái
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH BẮC GIANG
SỞ Y TẾ - SỞ NN & PTNT
SỞ CÔNG THƯƠNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1094/QCPH-YT-NN-CT

Bắc Giang, ngày 28 tháng 08 năm 2015

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐCP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm (Sau đây viết tắt là Thông tư số 13);

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương và tình hình thực tế tại địa phương;

Đtăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương thống nhất xây dựng quy chế phối hợp như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về quan hệ phối hợp giữa Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương (sau đây được gọi chung là “cơ quan”) đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Nguyên tắc phối hợp

a) Quan hệ phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đã được pháp luật quy định bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về ATTP.

b) Việc phối hợp giữa các cơ quan phải bảo đảm tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về ATTP theo chuyên ngành; tránh chồng chéo, hình thức, bỏ trống nhiệm vụ; thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan.

c) Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm được quy định tại Điều 3, 4, 5 Thông tư số 13; bảo đảm không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

d) Phối hợp giải quyết các vụ việc cụ thể phải thận trọng, khách quan, toàn diện, triệt để, thống nhất quan điểm và đúng pháp luật. Việc chủ trì phối hợp phải do cơ quan thụ lý hồ sơ chịu trách nhiệm.

đ) Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các đơn vị liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan tham gia phối hợp xem xét, quyết định.

3. Phạm vi phối hợp

a) Công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng và sửa đổi, bsung các văn bản liên quan đến lĩnh vực ATTP.

b) Trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ATTP.

c) Công tác truyền thông, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP.

d) Công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm về ATTP.

đ) Xây dựng lực lượng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ATTP.

4. Hình thức phối hợp

Tùy theo từng nội dung, công việc để tiến hành hình thức phối hợp cụ th:

a) Trao đổi thông tin bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản cho cơ quan liên quan.

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn; giao ban định kỳ hoặc đột xuất.

c) Trực tiếp trao đổi thông tin trong quá trình phối hợp triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP.

d) Trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo của các cơ quan, các đơn vị được giao làm đầu mối phối hợp và các đơn vị trực thuộc.

[...]