Quy chế 25/QCPH/UBND-HNDT năm 2016 phối hợp hoạt động giữa Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 25/QCPH/UBND-HNDT
Ngày ban hành 01/04/2016
Ngày có hiệu lực 01/04/2016
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế,Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao,Phạm Thị Minh Huệ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UBND TỈNH - HỘI NÔNG DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/QCPH/UBND-HNDT

Thành phố Huế, ngày 01 tháng 04 năm 2016

 

QUY CHẾ

VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Kết luận số 61/KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đề án: “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát trin nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định trách nhiệm của các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện đề cập Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 673/-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 70/KH-UBND, ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp tục triển khai Quyết định số 673/-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất ban hành Quy chế Phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế quy định về phi hợp hoạt động và mối quan hệ công tác trong quá trình xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhằm phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

Mối quan hệ công tác giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế là quan hệ phối hp, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, công khai, nhằm tạo điều kiện để mỗi bên thực hiện, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; vì lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân - nông dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tạo điu kiện đHội Nông dân tham gia giám sát cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đ án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Chính trị - Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quy định về việc Mặt trận tquốc Việt Nam, các đoàn thể Chính trị- Xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

2. Phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Hội Nông dân như: Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định trách nhiệm của các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cập Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả; Quyết định số 673/-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020; Kế hoạch số 70/KH-UBND, ngày 19 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp tục triển khai Quyết định số 673/-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.

4. Phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hội Nông dân và hội viên nông dân.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG

Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Các kỳ họp của UBND tỉnh bàn về các nội dung liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, UBND tỉnh mời đại diện Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh tham gia. Chỉ đạo các sở, ban, ngành lấy ý kiến tham gia của Ban Thường vụ đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh về ban hành, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách, các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân tỉnh và quyền lợi, nghĩa vụ của nông dân. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách của địa phương cho phù hợp với thực tiễn của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Chỉ đạo các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động với Hội Nông dân cùng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức thực thi công vụ theo đúng trình tự quy định, về việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà trọng tâm là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Chính trị - Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của Hội Nông dân theo đúng quy định của pháp luật.

3. Tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân tỉnh trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hàng năm xem xét, cấp một phần kinh phí khuyến nông- lâm- ngư cho các cấp Hội Nông dân tchức tập huấn, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế; cấp bổ sung kinh phí cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh để cho nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh.

4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hàng năm xây dựng định mức trích từ ngân sách Nhà nước bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện để cho nông dân vay phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

5. Khi có nhiệm vụ đột xuất của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh giao cho Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, để Hội Nông dân thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

[...]