Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002
Số hiệu | 05/2002/PL-UBTVQH11 |
Ngày ban hành | 04/11/2002 |
Ngày có hiệu lực | 15/11/2002 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký | Nguyễn Văn An |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2002/PL-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2002 |
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát quân sự.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của công dân khác đều phải được xử lý theo pháp luật.
Viện kiểm sát quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;
2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong Quân đội;
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Toà án quân sự;
4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án quân sự;
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do các cơ quan tư pháp trong Quân đội đảm nhiệm.
Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát quân sự phải được các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.
Người chỉ huy các cấp phải kịp thời thông báo các hành vi phạm tội xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình cho Viện kiểm sát quân sự nơi gần nhất.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Viện kiểm sát quân sự chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm; các cơ quan tiến hành tố tụng khác của Quân đội có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát quân sự trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2002/PL-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2002 |
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát quân sự.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của công dân khác đều phải được xử lý theo pháp luật.
Viện kiểm sát quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;
2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong Quân đội;
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Toà án quân sự;
4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án quân sự;
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do các cơ quan tư pháp trong Quân đội đảm nhiệm.
Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát quân sự phải được các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.
Người chỉ huy các cấp phải kịp thời thông báo các hành vi phạm tội xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình cho Viện kiểm sát quân sự nơi gần nhất.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Viện kiểm sát quân sự chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm; các cơ quan tiến hành tố tụng khác của Quân đội có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát quân sự trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Viện kiểm sát quân sự cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát quân sự cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên có quyền rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát quân sự cấp dưới.
Tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Uỷ ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật.
Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát quân sự. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự làm nhiệm vụ do Viện trưởng cấp mình phân công theo Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát quân sự có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về hoạt động của Viện kiểm sát quân sự liên quan đến địa phương.
Cơ quan, người nhận được yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết và trả lời theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự liên hệ và phối hợp với các cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ.
CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Mục 1: THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
2. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
3. Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;
4. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật;
5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;
5. Kiến nghị với cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
2. Cơ quan điều tra, các cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định và yêu cầu của Viện kiểm sát quân sự theo quy định của pháp luật.
Mục 2: THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát quân sự liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát quân sự về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án quân sự;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
3. Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án quân sự theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu Toà án quân sự cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Mục 3: KIỂM SÁT VIỆC THI HÀNH ÁN
1. Yêu cầu Toà án quân sự, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:
a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;
b) Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát quân sự;
c) Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án;
2. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;
3. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;
4. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;
5. Kháng nghị với Toà án quân sự, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.
Đối với kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 21 của Pháp lệnh này, Toà án quân sự, Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
Mục 4: KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1. Việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật;
2. Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chỉnh;
3. Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam;
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ;
3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát quân sự;
5. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
6. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
1. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
2. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố về hình sự.
Đối với các yêu cầu quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 24 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm phải trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Đối với quyết định quy định tại khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vị hoặc người có trách nhiệm phải chấp hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp phải giải quyết.
Đối với kháng nghị quy định tại khoản 6 Điều 24 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì cơ quan, đơn vị hữu quan có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp phải được chấp hành.
TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập và giải thể Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
2. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
3. Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Điều tra viên.
1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự;
b) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác của Viện kiểm sát quân sự;
c) Kiến nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong Quân đội gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Những vụ án hình sự quan trọng;
đ) Những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng Viện kiểm sát quân sự về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong Quân đội trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp; tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Viện kiểm sát quân sự;
3. Tổ chức việc thống kê tội phạm trong Quân đội;
4. Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Những vụ án hình sự quan trọng;
d) Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương quy định.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.
2. Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm trong Quân đội.
Tiêu chuẩn cụ thể, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Tiêu chuẩn cụ thể, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự do pháp luật quy định.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Thủ trưởng cơ quan điều tra phân công, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương do pháp luật quy định.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây ra thiệt hại thì Viện kiểm sát quân sự nơi những người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Viện kiểm sát quân sự theo quy định của pháp luật.
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Giấy chứng minh và chế độ ưu tiên đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự, Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự trung ương khi thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho các Viện kiểm sát quân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2002.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự ngày 26 tháng 4 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |