Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995
Số hiệu | 40-L/CTN |
Ngày ban hành | 31/05/1995 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/1995 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký | Nông Đức Mạnh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-L/CTN |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1995 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 40 L/CTN NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1995
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều
103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ
Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1995.
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm
của thế kỷ, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương
lai nòi giống của các dân tộc, tác động nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia;
Để ngăn ngừa và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bảo tồn
nòi giống;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp
luật năm 1995;
Pháp lệnh này quy định về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời để bảo đảm việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả.
Trong Pháp lệnh này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- HIV là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
2- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
3- Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
Chính phủ thống nhất quản lý công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-L/CTN |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1995 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 40 L/CTN NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1995
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều
103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ
Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1995.
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm
của thế kỷ, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương
lai nòi giống của các dân tộc, tác động nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia;
Để ngăn ngừa và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bảo tồn
nòi giống;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp
luật năm 1995;
Pháp lệnh này quy định về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời để bảo đảm việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả.
Trong Pháp lệnh này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- HIV là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
2- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
3- Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
Chính phủ thống nhất quản lý công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
2- Chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, bao gồm:
a) Vận động, giáo dục những người có nguy cơ lây truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS;
b) Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu biết về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
c) Tổ chức, vận động việc chăm sóc sức khoẻ, tinh thần cho người bị nhiễm HIV/AIDS;
d) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người tình nguyện tham gia công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
1- Mọi người phải chủ động phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục, tiêm chích.
2- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm tiêm chích mà tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.
Các cơ sở và người làm dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ khác có thể lây truyền HIV/AIDS phải tuân theo các quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2- Nghiêm cấm việc truyền máu, truyền sinh phẩm máu, truyền tinh dịch, ghép mô, ghép cơ quan hoặc một bộ phận cơ thể của người bị nhiễm HIV cho người khác.
Chất thải y tế liên quan đến người bị nhiễm HIV/AIDS phải được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
1- Cơ sở y tế có trách nhiệm xét nghiệm cho người tự nguyện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS.
2- Người bị nhiễm HIV/AIDS mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng.
3- Nghiêm cấm việc từ chối chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV/AIDS.
1- Nghiêm cấm người bị nhiễm HIV/AIDS cố ý truyền bệnh cho người khác.
2- Nghiêm cấm việc đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV/AIDS đối với người không bị nhiễm HIV/AIDS nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của họ.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
Quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1- Ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
2- Xây dựng các chủ trương, chính sách, ké hoạch phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
3- Giám sát và kiểm tra về diễn biến, dịch tễ của nhiễm HIV/AIDS;
4- Tổ chức chữa bệnh, chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS;
5- Sơ kế, tổng kế, đánh giá hiệu quả phòng, chống nhiễm HIV/AIDS qua các giai đoạn;
6- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
7- Tổ chức việc hợp tác quốc tế phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong chiến lược phòng, chống nhiễm HIV/AIDS toàn cầu; tổ chức nghiên cứu và đào tạo cán bộ để nâng cao hiệu quả phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong phạm vi cả nước.
2- Tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam , trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 1995.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |