Nghị quyết 161/2011/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 161/2011/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/04/2011
Ngày có hiệu lực 29/04/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Bùi Thanh Quyến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/2011/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 19 tháng 4 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNĐ & UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số: 05/TTr-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2020 với một số nội dung chính sau đây:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2020,

2. Địa điểm và quy mô: Trên địa bàn thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, quy mô 10.630 ha diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp.

3. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Sử dụng khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; nâng cao mức sống của người dân vùng đồi rừng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về môi trường:

Giữ ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp 10.141,20 ha đến năm 2020, tiếp tục đầu tư kinh phí phát triển rừng để nâng cao độ che phủ hữu hiệu của rừng. Giai đoạn 2016-2020 toàn bộ diện tích rừng đặc dụng 1.536,3 ha sẽ được thu phí dịch vụ môi trường rừng; 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng, trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM).

- Về kinh tế:

Kết hợp xây dựng vốn rừng với kinh doanh rừng, phát triển chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng lâm sản trong tỉnh. Tăng giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp bình quân 4% - 5 %/năm.

- Về xã hội, an ninh, quốc phòng:

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội tại địa phương và trong khu vực.

4. Định hướng quy hoạch:

a) Quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp:

Định hướng quy hoạch diện tích 3 loại rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 theo các giai đoạn sau:

Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Hiện trạng năm 2009

Quy hoạch 2015

Định hướng 2020

Tăng (+)

Giảm (-)

Tổng đất lâm nghiệp

10.630,0

10.260,9

10.141,2

- 488,8

1. Đất có rừng

10.462,2

0.260,9

10.141,2

 

- Rừng đặc dụng

1.540,3

1.536,3

1.536,3

- 4,0

- Rừng phòng hộ

4.718,4

4.718,4

4.718,4

 

- Rừng sản xuất

4.203,5

4.006,2

3.886,5

- 317,0

2. Đất chưa có rừng

167,8

 

 

-167,8

- Rừng sản xuất

167,8

 

 

-167,8

b) Quy hoạch bảo vệ rừng:

- Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, trên bản đồ và thực địa. Nhà nước quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thông qua Ban quản lý rừng và lực lượng vũ trang.

[...]