Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Tòa án cấp sơ thẩm do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 14/07/2021 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Lĩnh vực | Thủ tục Tố tụng |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: /2019/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO 1 |
|
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định tại Phần thứ VII của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Điều 2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành;
b) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoặc liên quan đến các quan hệ pháp luật thương mại;
c) Địa điểm Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam và trên lãnh thổ của một trong các nước thành viên Công ước Niu-oóc của Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
d) Pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
b) Địa điểm Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp khác với địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này về việc công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Danh sách các nước thành viên Công ước Niu-oóc của Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm cập nhật, thông báo cho các Tòa án danh sách các nước thành viên mới của Công ước.
Các quyết định của Trọng tài nước ngoài sau đây không được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
1. Quyết định về thủ tục tố tụng trọng tài, bao gồm: quyết định về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, chỉ định, thay đổi Trọng tài viên, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Quyết định khác về quá trình tố tụng của Trọng tài nước ngoài theo quy chế tố tụng trọng tài, quy định pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
Điều 4. Thời hiệu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Thời hiệu 03 năm quy định tại Điều 451 của Bộ luật tố tụng dân sự để nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tính từ ngày phán quyết trọng tài có hiệu lực theo quy định pháp luật của nước nơi phán quyết đó được tuyên.
2. Nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên quy định tại khoản 1 Điều này là nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp, không phụ thuộc vào việc Hội đồng trọng tài mở hoặc không mở phiên họp tại nước đó hoặc nước khác để tuyên phán quyết.
Điều 5. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: /2019/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO 1 |
|
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định tại Phần thứ VII của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Điều 2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành;
b) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoặc liên quan đến các quan hệ pháp luật thương mại;
c) Địa điểm Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam và trên lãnh thổ của một trong các nước thành viên Công ước Niu-oóc của Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
d) Pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
b) Địa điểm Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp khác với địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này về việc công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 424 của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Danh sách các nước thành viên Công ước Niu-oóc của Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm cập nhật, thông báo cho các Tòa án danh sách các nước thành viên mới của Công ước.
Các quyết định của Trọng tài nước ngoài sau đây không được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
1. Quyết định về thủ tục tố tụng trọng tài, bao gồm: quyết định về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, chỉ định, thay đổi Trọng tài viên, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Quyết định khác về quá trình tố tụng của Trọng tài nước ngoài theo quy chế tố tụng trọng tài, quy định pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
Điều 4. Thời hiệu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Thời hiệu 03 năm quy định tại Điều 451 của Bộ luật tố tụng dân sự để nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tính từ ngày phán quyết trọng tài có hiệu lực theo quy định pháp luật của nước nơi phán quyết đó được tuyên.
2. Nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên quy định tại khoản 1 Điều này là nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp, không phụ thuộc vào việc Hội đồng trọng tài mở hoặc không mở phiên họp tại nước đó hoặc nước khác để tuyên phán quyết.
Điều 5. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Người yêu cầu công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài (sau đây gọi tắt là người yêu cầu) tự mình hoặc ủy quyền cho người khác lập, ký đơn yêu cầu quy định tại Điều 452 của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
a) Nếu người yêu cầu là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức lập đơn yêu cầu, thì cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên vào đơn;
b) Việc đóng dấu vào đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức của Việt Nam hoặc theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu là cơ quan, tổ chức được thành lập, có trụ sở hoặc có hoạt động chính;
c) Người yêu cầu có thể ủy quyền cho người người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp tại Việt Nam nhân danh người yêu cầu lập, ký đơn yêu cầu.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đơn yêu cầu được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
1. Người yêu cầu phải nộp kèm theo đơn yêu cầu giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 453 của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Tòa án chấp nhận giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài nộp kèm theo đơn yêu cầu nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Bản chính, bản sao từ bản chính của giấy tờ tài liệu đó đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp hoặc bản sao từ bản chính của giấy tờ tài liệu đó đã được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Bản dịch sang tiếng Việt của giấy tờ, tài liệu đó đã được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7. Hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài bao gồm đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị quyết này.
2. Người yêu cầu nộp 02 bộ hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, không phân biệt hồ sơ đó được gửi thông qua Bộ Tư pháp theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, gửi theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37, điểm e khoản 2 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này để nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở, chi nhánh của người phải thi hành hoặc người phải thi hành không cư trú, làm việc, có trụ sở, chi nhánh tại Việt Nam, thì người yêu cầu đề nghị Tòa án nơi người phải thi hành có tài sản giải quyết;
b) Nếu những người phải thi hành cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì người yêu cầu đề nghị Tòa án nơi một trong những người phải thi hành cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
c) Nếu người phải thi hành có bất động sản và động sản ở nhiều địa phương khác nhau, thì người yêu cầu đề nghị Tòa án nơi có một trong các bất động sản đó giải quyết;
d) Nếu người phải thi hành có động sản ở nhiều địa phương khác nhau, thì người yêu cầu đề nghị Tòa án nơi có một trong các động sản đó giải quyết.
1. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, thì Tòa án thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí.
2. Tòa án lập thông báo yêu cầu nộp lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài như sau:
a) Theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết này nếu người yêu cầu có địa chỉ tại Việt Nam hoặc người yêu cầu có địa chỉ ở nước ngoài nhưng đã ủy quyền cho người khác có địa chỉ tại Việt Nam nhận thay văn bản tố tụng của Tòa án;
b) Theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết này nếu người yêu cầu có địa chỉ ở nước ngoài nhưng không ủy quyền cho người khác có địa chỉ tại Việt Nam nhận thay văn bản tố tụng của Tòa án.
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
2. Tòa án lập thông báo thụ lý đơn yêu cầu theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 11. Yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong đơn trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu người nộp đơn giải thích những điểm chưa rõ trong đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 457 Bộ luật tố tụng dân sự nếu xác định thấy nội dung đơn thể hiện có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhưng không nêu cụ thể chi tiết về thỏa thuận đó.
Ví dụ 1: Đơn yêu cầu có điểm chưa rõ là trường hợp nội dung đơn thể hiện có sự thỏa thuận giữa người yêu cầu và người phải thi hành về việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhưng không nêu cụ thể về thỏa thuận đó.
Ví dụ 2: Đơn yêu cầu có điểm chưa rõ là trường hợp nội dung đơn thể hiện người phải thi hành vi phạm thỏa thuận với người yêu cầu về việc thi hành phán quyết của Trọng tài nhưng không nêu rõ chi tiết về thỏa thuận và vi phạm của người phải thi hành.
Ví dụ 3: Đơn yêu cầu có điểm chưa rõ là trường hợp nội dung đơn thể hiện người phải thi hành vi phạm thỏa thuận với người yêu cầu về việc hai bên sẽ ký, thực hiện các hợp đồng mới để bù trừ nghĩa vụ đã được xác định trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhưng không nêu rõ chi tiết về thỏa thuận và vi phạm của người phải thi hành.
2. Nếu không nhận được văn bản giải thích của người yêu cầu trong thời hạn đã được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 457 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, trừ trường hợp có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét đơn yêu cầu quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 457 của Bộ luật này.
Điều 12. Nguyên tắc giải quyết của Hội đồng xét đơn yêu cầu
1. Theo quy định tại khoản 4 Điều 458 của Bộ luật tố tụng dân sự, khi xem xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Do đó, cần lưu ý:
a) Hội đồng xét đơn yêu cầu không được xem xét lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài;
b) Hội đồng xét đơn yêu cầu không được xem xét lại các tình tiết của tranh chấp, nhận định, áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, quyết định giải quyết tranh chấp được nêu trong phán quyết Trọng tài.
2. Khi xem xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu chỉ kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật tố tụng dân sự, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và Công ước Niu-oóc của Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, các chứng cứ do người phải thi hành cung cấp để làm cơ sở cho việc áp dụng hoặc không áp dụng một trong các quy định tại Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Điều 13. Thẩm quyền của Hội đồng xét đơn yêu cầu
1. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, chứng cứ của người phải thi hành cung cấp (nếu có), nghe ý kiến của người được triệu tập, Kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu không có căn cứ để từ chối công nhận phán quyết đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hội đồng xét đơn yêu cầu chỉ ra quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án là có căn cứ, hợp pháp và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự hoặc tự xét thấy có căn cứ để xác định phán quyết đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 459 của Bộ luật này.
1. Khi phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài, người phải thi hành có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án chứng cứ chứng minh việc phản đối đó là có căn cứ, hợp pháp và thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Trường hợp người phải thi hành căn cứ quy định của pháp luật nước ngoài để phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự, người phải thi hành có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án quy định của pháp luật nước ngoài đó.
Người phải thi hành có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án quy định của pháp luật nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt, có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch chậm nhất là vào ngày mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Người phải thi hành chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của quy định của pháp luật nước ngoài đã cung cấp cho Tòa án.
3. Tòa án không được ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu hoặc hoãn phiên họp xét đơn yêu cầu với lý do chờ người phải thi hành cung cấp quy định của pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Về căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Pháp luật được áp dụng cho mỗi bên để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài là pháp luật điều chỉnh về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đối với mỗi bên ký kết;
b) Pháp luật điều chỉnh về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài áp dụng cho mỗi bên ký kết là khác nhau. Tòa án không được căn cứ vào quy định của pháp luật áp dụng cho một bên ký kết này để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của bên ký kết kia.
Ví dụ: Trường hợp một doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam ký kết thỏa thuận Trọng tài với một doanh nghiệp có trụ sở tại Thụy Sỹ, thì Tòa án không được căn cứ pháp luật của Việt Nam để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của doanh nghiệp Thụy Sỹ.
c) Nếu phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài, người phải thi hành chỉ có nghĩa vụ chứng minh theo pháp luật của một trong các bên ký kết, thì bên ký kết này hoặc bên ký kết kia không có năng lực để ký thỏa thuận trọng tài. Tòa án không được yêu cầu người phải thi hành cung cấp chứng cứ chứng minh cả hai bên ký kết đều không có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài;
Ví dụ: Trường hợp người phải thi hành là doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam và người yêu cầu là doanh nghiệp có trụ sở tại Đức, thì người phải thi hành không phải chứng minh theo quy định của pháp luật Việt Nam và Đức, cả hai doanh nghiệp đều không có năng lực ký thỏa thuận trọng tài.
d) Tòa án căn cứ quy định của pháp luật về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đang có hiệu lực tại thời điểm các bên ký kết thỏa thuận trọng tài mà bên phải thi hành dẫn chiếu đến để xem xét năng lực ký kết thỏa thuận thỏa thuận trọng tài của một trong các bên.
2. Trường hợp bên phải thi hành phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hoặc thẩm quyền ký thỏa thuận đó nhưng không phản đối trong quá trình thực hiện tố tụng trọng tài, thì người phải thi hành không được căn cứ vào lý do này để phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Điều 16. Về căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng cho thỏa thuận trọng tài là pháp luật điều chỉnh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài;
b) Trường hợp hai bên ký kết không lựa chọn pháp luật điều chỉnh hiệu lực thỏa thuận trọng tài, Tòa án căn cứ vào pháp luật của nước nơi phán quyết Trọng tài đã được tuyên để xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Pháp luật của nước nơi phán quyết trọng tài đã được tuyên là pháp luật về thỏa thuận trọng tài của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp;
Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Việt Nam ký thỏa thuận Trọng tài với doanh nghiệp B có trụ sở tại Xinh-ga-po như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được các bên yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế Xinh-ga-po giải quyết với 03 Trọng tài viên theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài này; địa điểm trọng tài là tại Xinh-ga-po; luật áp dụng cho hợp đồng là luật Anh; ngôn ngữ Trọng tài là tiếng Anh”.
Như vậy, trong trường hợp này, các bên không thỏa thuận luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Do đó, luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp (luật của Xinh-ga-po) được sử dụng để xem xét giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B.
c) Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài;
d) Thỏa thuận trọng tài giữa các bên phải được xác lập bằng văn bản giấy hoặc dưới hình thức dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
2. Trường hợp bên phải thi hành phát hiện thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý nhưng không phản đối trong quá trình thực hiện tố tụng trọng tài, thì người phải thi hành không được căn cứ vào lý do này để phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Điều 17. Về căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Người phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài là những trường hợp mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài không gửi văn bản thông báo cho người phải thi hành hoặc người phải thi hành không nhận được văn bản thông báo theo đúng quy định của quy tắc tố tụng trọng tài hoặc luật về tố tụng trọng tài của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp;
b) Bộ luật tố tụng dân sự, các điều ước quốc tế tương trợ tư pháp về dân sự, Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp hoặc ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không điều chỉnh thủ tục tống đạt, thông báo văn bản của trọng tài. Do đó, Tòa án không được căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xem xét việc thực hiện tống đạt, thông báo văn bản của Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài;
c) Nguyên nhân chính đáng khác làm người phải thi hành không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình là trường hợp do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người phải thi hành không thể thực hiện quyền tố tụng của họ hoặc Hội đồng trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xét xử công bằng, khách quan trong khi giải quyết tranh chấp;
d) Tòa án không được buộc người yêu cầu phải chứng minh Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài đã thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cho người phải thi hành.
2. Một số ví dụ về những trường hợp người phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài
Ví dụ 1: Văn bản thông báo về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài được gửi cho người phải thi hành theo kênh tống đạt chính thức quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, sau khi việc tống đạt thông báo theo kênh này bị từ chối thực hiện, thì Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài không tiếp tục gửi cho người phải thi hành các văn bản nêu trên.
Ví dụ 2: Văn bản thông báo về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài mà người phải thi hành nhận được không có thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm mở các phiên họp nên người phải thi hành không thể tham gia tố tụng.
Ví dụ 3: Theo quy định của thủ tục tố tụng trọng tài, thì Hội đồng trọng tài phải thực hiện những nỗ lực cần thiết để tìm kiếm địa chỉ của bị đơn (người phải thi hành) sau khi tống đạt lần thứ nhất không thực hiện được do địa chỉ của bị đơn không đúng, không đủ chi tiết hoặc bị đơn đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới. Tuy nhiên, sau khi tống đạt lần thứ nhất không thực hiện được vì một trong các lý do nêu trên, Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài đã không tìm kiếm địa chỉ của bị đơn (người phải thi hành) hoặc tiếp tục gửi văn bản thông báo tới địa chỉ của đương sự như lần tống đạt thứ nhất.
Ví dụ 4: Theo quy định của thủ tục tố tụng trọng tài, văn bản thông báo về danh sách trọng tài viên, trọng tài viên được chỉ định để giải quyết tranh chấp phải được gửi cho bị đơn (người phải thi hành). Tuy nhiên, người phải thi hành không nhận được thông báo về họ tên trọng tài viên được chỉ định tham gia giải quyết tranh chấp.
3. Một số ví dụ về những trường hợp không đủ căn cứ để chứng minh bên phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài
Ví dụ 1: Người phải thi hành cho rằng người khác đã ký nhận văn bản thông báo của Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do tại thời điểm giao nhận văn bản này người phải thi hành đang ở nước ngoài.
Ví dụ 2: Người phải thi hành cho rằng văn bản thông báo của Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật của người phải thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế văn bản thông báo đó đã được giao cho bộ phận lễ tân, bảo vệ của tòa nhà nơi có trụ sở của người phải thi hành.
Ví dụ 3: Người phải thi hành cho rằng họ nhận được văn bản của Hội đồng trọng tài vào thời gian muộn hơn so với quy định của thủ tục tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, người phải thi hành vẫn tham gia các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.
4. Một số ví dụ về những trường hợp người phải thi hành vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình
Ví dụ 1: Hội đồng trọng tài không cho phép người phải thi hành cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng lại cho phép bên tranh chấp còn lại thực hiện việc này.
Ví dụ 2: Hội đồng trọng tài cho rằng việc người phải thi hành cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là không cần thiết. Tuy nhiên, trong tiến trình tố tụng sau đó, Hội đồng trọng tài lại cho rằng yêu cầu của người phải thi hành là không có cơ sở chấp nhận do không có chứng cứ để chứng minh.
Ví dụ 3: Hội đồng trọng tài không cho phép người phải thi hành được bình luận hoặc cung cấp chứng cứ để phản đối lập luận hoặc chứng cứ do bên tranh chấp kia đưa ra tại phiên họp.
Ví dụ 4: Đề nghị hoãn phiên họp của người phải thi hành với lý do như: ốm nặng, bị tai nạn phải chữa trị tại bệnh viện…hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác như: lũ lụt, sóng thần, động đất…không được Hội đồng trọng tài chấp nhận.
Ví dụ 5: Phán quyết trọng tài dựa trên những lập luận không phải do các bên và Hội đồng trọng tài đưa ra trong quá trình tố tụng dẫn đến các bên không có cơ hội được bình luận về những lập luận đó.
5. Một số ví dụ về những trường hợp không đủ căn cứ để chứng minh bên phải thi hành có lý do chính đáng nên không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình
Ví dụ 1: Người phải thi hành cho rằng đại diện hợp pháp của họ không làm đúng, đầy đủ nhiệm vụ của mình trong quá trình tố tụng trọng tài.
Ví dụ 2: Người phải thi hành cho rằng các chuyên gia mà Hội đồng trọng tài sử dụng không có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tố tụng, người phải thi hành không phản đối ý kiến của các chuyên gia hoặc không yêu cầu Hội đồng trọng tài cung cấp các bản sao báo cáo của các chuyên gia đó.
Ví dụ 3: Người phải thi hành không có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp nhưng đã gửi đến Hội đồng trọng tài bản tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ 4: Người phải thi hành có văn bản gửi Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài để phản đối thẩm quyền của trọng tài và từ chối không tham gia tố tụng.
Ví dụ 5: Người phải thi hành đề nghị tổ chức phiên họp vào ngày khác để người làm chứng của người phải thi hành có điều kiện tham gia phiên họp đó nhưng không được Hội đồng trọng tài đồng ý.
Ví dụ 6: Người phải thi hành cho rằng Hội đồng trọng tài rút ngắn thời gian kiểm tra chéo người làm chứng hoặc Hội đồng trọng tài yêu cầu người phải thi hành cung cấp chứng cứ trong một thời hạn quá ngắn, không đủ để thu thập chứng cứ cần thiết.
Ví dụ 7: Hội đồng trọng tài quyết định sử dụng loại ngôn ngữ mà người phải thi hành hoặc người phiên dịch của người phải thi hành không hiểu được trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không quy định về loại ngôn ngữ cụ thể để sử dụng trong tố tụng trọng tài.
Ví dụ 8: Người phải thi hành phát hiện thấy có sự vi phạm tố tụng trọng tài nhưng vẫn tiếp tục tham gia tố tụng trọng tài và không có ý kiến phản đối trong thời hạn cho phép theo quy định của quy chế tố tụng trọng tài hoặc luật về tố tụng trọng tài của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
Điều 18. Về căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Tranh chấp mà các bên yêu cầu Trọng tài giải quyết là tranh chấp nêu trong thỏa thuận trọng tài, kể cả trường hợp thỏa thuận đó được các bên sửa đổi, bổ sung bằng việc ký văn bản thỏa thuận chi tiết theo mẫu của một tổ chức trọng tài cụ thể với mục đích đưa tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài đó;
b) Tranh chấp nêu trong thỏa thuận trọng tài phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết;
c) Yêu cầu giải quyết cụ thể của các bên đương sự trong quá trình tố tụng trọng tài có thể vượt quá phạm vi yêu cầu mà các bên đã thống nhất trong thỏa thuận trọng tài. Do đó, Tòa án chỉ xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp vượt quá phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài; không xem xét phán quyết đó có vượt quá yêu cầu của các bên đương sự trong tiến trình tố tụng trọng tài hay không;
d) Phần quyết định trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tách để xem xét, công nhận là phần Hội đồng trọng tài đã giải quyết đúng với yêu cầu của các bên tranh chấp thể hiện trong thỏa thuận trọng tài.
2. Một số ví dụ về tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên; phần quyết định trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài cần được xem xét, công nhận
Ví dụ 1: Phán quyết của Hội đồng trọng tài đã dựa trên hợp đồng mà hợp đồng đó không nằm trong phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài đã được các bên ký kết.
Ví dụ 2: Thỏa thuận trọng tài phân biệt rõ đối với một số tranh chấp cụ thể sẽ giải quyết tại Trọng tài trong nước, các tranh chấp khác sẽ giải quyết tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài có cả phần quyết định giải quyết đối với tranh chấp mà hai bên đã thỏa thuận giải quyết tại Trọng tài trong nước.
Ví dụ 3: Phán quyết của Trọng tài nước ngoài có một phần quyết định về quyền, nghĩa vụ đối với người thứ ba không liên quan hoặc không phải là một bên trong thỏa thuận trọng tài.
Ví dụ 4: Phán quyết của Trọng tài nước ngoài về giải quyết tranh chấp đối với một số hợp đồng nhưng trong đó có một hợp đồng không thuộc phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận Trọng tài giữa các bên. Trong trường hợp này, phần phán quyết đối với các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài sẽ được xem xét, công nhận.
Ví dụ 5: Phán quyết của Trọng tài nước ngoài có một phần quyết định về quyền, nghĩa vụ đối với người thứ ba không liên quan hoặc không phải là một bên trong thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp này, phần phán quyết đối với tranh chấp theo thỏa thuận trọng tài sẽ được xem xét, công nhận.
Điều 19. Về căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Các bên có quyền thống nhất với nhau trong thỏa thuận trọng tài về số lượng trọng tài viên, luật tố tụng trọng tài hoặc quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài cần áp dụng để giải quyết tranh chấp;
b) Pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên là pháp luật của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp;
c) Tòa án chỉ căn cứ vào luật tố tụng trọng tài của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp để xem xét về thành phần của Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài khi các bên không thỏa thuận với nhau về vấn đề này trong thỏa thuận trọng tài;
d) Trường hợp có sự khác nhau giữa thỏa thuận trọng tài và luật tố tụng trọng tài của nước nơi Hội đồng Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp về thành phần của Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài, thì thỏa thuận trọng tài giữa các bên được ưu tiên áp dụng;
đ) Tòa án chỉ từ chối công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu những vi phạm về tố tụng trọng tài là nghiêm trọng hoặc xét thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm tố tụng trọng tài với phán quyết trọng tài;
e) Trường hợp người phải thi hành phát hiện thấy có sự vi phạm thỏa thuận trọng tài về số lượng, thành phần trọng tài viên, luật tố tụng trọng tài hoặc quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài cụ thể cần được áp dụng để giải quyết tranh chấp nhưng không đưa ra ý kiến phản đối trong quá trình tố tụng trọng tài, thì người phải thi hành không được dựa vào lý do này để phản đối việc công nhận phán quyết trọng tài.
2. Một số ví dụ về những trường hợp thành phần trọng tài viên, thủ tục tố tụng trọng tài không đúng với thỏa thuận trọng tài giữa các bên
Ví dụ 1: Theo thỏa thuận trọng tài, các trọng tài viên được hai bên chỉ định sẽ thống nhất lựa chọn trọng tài viên thứ ba. Trường hợp các trọng tài viên không thống nhất được việc lựa chọn trọng tài viên thứ ba, thì Tòa án nước nơi có địa điểm giải quyết tranh chấp sẽ chỉ định theo yêu cầu của một trong các bên. Tuy nhiên, sau khi chỉ định trọng tài viên cho mình, một bên của thỏa thuận trọng tài đã yêu cầu Tòa án chỉ định trọng tài viên thứ ba.
Ví dụ 2: Theo thỏa thuận trọng tài, thì 03 trọng tài viên sẽ được lựa chọn, chỉ định theo quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 2 Trọng tài viên được chọn thay vì 03 trọng tài viên như các bên đã thống nhất trong thỏa thuận trọng tài. Do đó, trong trường hợp này, phán quyết trọng tài chỉ do 2 trọng tài viên tuyên là sự vi phạm thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Ví dụ 3: Theo thỏa thuận trọng tài, các bên thống nhất với nhau tất cả tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết trong cùng một vụ kiện và cùng một thủ tục trọng tài. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài đã tách các tranh chấp thành hai vụ kiện và tuyên thành hai phán quyết khác nhau. Do đó, trong trường hợp này, việc tách tranh chấp thành các vụ kiện để giải quyết là sự vi phạm nghiêm trọng về tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Điều 20. Về căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Vấn đề phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực hay chưa có hiệu lực được xác định theo quy định pháp luật của nước nơi Hội đồng Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
Ví dụ: Pháp luật của nước A nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp quy định phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực với các bên tranh chấp nếu trong một thời hạn cụ thể mà phán quyết đó không bị một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án nước này hủy hoặc yêu cầu hủy phán quyết đó đã bị Tòa án nước này bác bỏ. Như vậy, phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên trên lãnh thổ nước A được coi là có hiệu lực khi đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trên.
b) Hiệu lực của phán quyết của Trọng tài nước ngoài đối với các bên tranh chấp không phụ thuộc vào việc phán quyết đó có thể thi hành hay không thể thi hành tại nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp vì lý do người phải thi hành có hoặc không có tài sản tại nước này.
2. Người phải thi hành có nghĩa vụ chứng minh phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực nếu người đó dựa vào lý do này để phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Điều 21. Về căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc nước có pháp luật đã được áp dụng là nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp.
b) Pháp luật của nước đã được áp dụng là pháp luật về tố tụng trọng tài.
c) Cơ quan có thẩm quyền là Tòa án hoặc cơ quan tư pháp khác của nước nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp có thẩm quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
2. Quyết định hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Tòa án phải có hiệu lực trước thời điểm người phải thi hành dựa vào lý do này phản đối việc công nhận phán quyết.
Điều 22. Về các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Khi xem xét phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự hay không, Tòa án cần lưu ý:
a) Tòa án áp dụng pháp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xem xét, xác định tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nước ngoài có được phép giải quyết bằng phương thức Trọng tài hay không
b) Người phải thi hành không có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án chứng cứ chứng minh tranh chấp mà Trọng tài nước ngoài đã ra phán quyết không được giải quyết bằng phương thức trọng tài, trừ trường hợp người phải thi hành dựa vào lý do này để phản đối việc công nhận phán quyết trọng tài.
2. Ví dụ về những loại tranh chấp, vụ việc sau đây không được giải quyết bằng phương thức trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Ví dụ 1: Tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài có quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam bằng phương thức trọng tài;
b) Văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự bằng phương thức trọng tài.
Ví dụ 2: Các tranh chấp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 2 Luật Trọng tài thương mại.
Ví dụ 3: Tranh chấp về đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Luật doanh nghiệp;
Ví dụ 4: Tranh chấp về việc đăng ký hoặc hiệu lực của bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và các quyền sở hữu trí tuệ khác mà phải đăng ký để được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài.
Ví dụ 5: Các vụ việc phá sản, cạnh tranh theo quy định của Luật phá sản và Luật cạnh tranh.
2. Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Việc công nhận phán quyết đó xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên trên cơ sở cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ;
c) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự về cách thức giải quyết tranh chấp.
1. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại Điều 457 hoặc Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự, thì người yêu cầu không có quyền tiếp tục nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người yêu cầu có quyền nộp đơn lại để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu với lý do người yêu cầu rút đơn yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 457 của Bộ luật tố tụng dân sự;
b) Người yêu cầu cung cấp được cho Tòa án thông tin về địa điểm nơi có tài sản của người phải thi hành;
c) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật.
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày….và có hiệu lực thi hành kể từ ngày…...
2. Đối với những yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xem xét giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.
Đối với các quyết định của Toà án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm./.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |