Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025

Số hiệu 81/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 01/01/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Trần Đăng Ninh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 117/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, với nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát: Phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực, phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi; tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân 6 - 7%/năm.

b) Ổn định tổng đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng và giá trị vật nuôi.

- Đến năm 2020: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, đàn bò 80 nghìn con, lợn 700 nghìn con, gia cầm 7 triệu con, dê 40 nghìn con;

- Đến năm 2025: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, bò 115 nghìn con, lợn 750 nghìn con, gia cầm 9 triệu con, dê 60 nghìn con.

c) Tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ; đảm bo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn.

3. Đối tượng, phạm vi

a) Tổ chức và cá nhân

- Các hộ nông dân có điều kiện và nguyện vọng phát triển chăn nuôi.

- Chủ trang trại, chủ cơ sở giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã đầu tư phát triển chăn nuôi; sản xuất thức ăn chăn nuôi; chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

b) Đối tượng vật nuôi: Lợn, trâu, bò, dê và gia cầm.

c) Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

4. Kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí thực hiện đề án là 215.357 triệu đồng. (Hai trăm mười lăm tỷ, ba trăm năm mươi by triệu đồng). Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 137.640 triệu đồng;

- Nguồn vốn địa phương: 77.717 triệu đồng.

[...]