Nghị quyết 73/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 73/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2013
Ngày có hiệu lực 22/07/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng Páo Mỷ
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

Số: 73/2013/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 12 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 240/2013/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 681/TTr-UBND ngày 11/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 31/BC-HĐND ngày 01/7/2013 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Phát triển hệ thống y tế Lai Châu phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống y tế Việt Nam; từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người dân trên địa bàn. Phấn đấu trở thành tỉnh có các chỉ số dịch vụ y tế đạt ở mức trung bình trong vùng Tây bắc.

- Phát triển hệ thống y tế Lai Châu theo hướng hiện đại và bền vững trong đó gắn y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh với khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

- Phát triển hệ thống y tế gắn liền với các cụm dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách trong thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân trong tỉnh so với các địa phương khác trong cả nước.

- Phát triển hệ thống y tế theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần y tế cùng tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế tỉnh Lai Châu đến năm 2020 theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương cũng như yêu cầu về đảm bảo an ninh biên giới của tổ quốc.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng.

2.2.2. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dịch gây ra; đảm bảo công tác kiểm dịch y tế quốc tế; đẩy mạnh công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giảm số ca mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

2.2.3. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tại các đơn vị y tế, đặc biệt là tại khu vực biên giới. Đảm bảo sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Từng bước phát triển hệ thống y tế ngoài công lập phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương.

2.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng giống nòi đặc biệt là với các dân tộc thiểu số nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.5. Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc, chủ động cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định thị trường thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.

2.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, bảo đảm trang thiết bị thiết yếu và từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống y tế dự phòng, hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; phát triển hệ thống cung ứng, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế.

2.2.7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng nhằm từng bước khắc phục khó khăn về nhân lực cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở nhất là vùng núi cao, khu vực biên giới và các chuyên khoa đặc thù. Ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút và giữ chân nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao yên tâm công tác lâu dài tại địa phương.

2.2.8. Xây dựng nền tài chính y tế lành mạnh, bền vững, giúp cho người dân trên địa bàn tránh được đói nghèo khi mắc bệnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội… 

2.2.9. Thiết lập và duy trì có hiệu quả mạng lưới thông tin y tế trong phạm vi toàn tỉnh và đảm bảo kết nối với thường xuyên, liên tục với các cơ quan trung ương, các địa phương trong cả nước.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ