Nghị quyết 70/NQ-HĐND năm 2023 chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026
Số hiệu | 70/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/12/2023 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2023 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Phạm Văn Hậu |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/NQ-HĐND |
Ninh Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2023 |
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 15 HĐND TỈNH KHÓA XI, NHIỆM KỲ 2021-2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành rà soát có giải pháp khắc phục giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại được nêu trong các Nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay chưa khắc phục xong, tổng hợp báo cáo HĐND. HĐND sẽ tiến hành giám sát kết quả thực hiện các NQ chất vấn trong năm 2024.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Cải cách hành chính theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, tăng cường đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, tập trung chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị vướng mắc của nhân dân và của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra giám sát, phòng chống tham nhũng và tham nhũng vặt trong lĩnh vực hành chính công các cấp.
1. Đối với lĩnh vực kinh tế
- Về công tác quy hoạch: Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành theo Luật Quy hoạch đồng bộ với Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng, nhất là điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Ninh Chữ; tập trung tăng tỉ lệ phủ kín các Quy hoạch xây dựng phân khu làm cơ sở tổ chức đấu thầu, đấu giá kêu gọi đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị, hình thành các các khu dân cư, đô thị mới hiện đại, tiện nghi, có bản sắc; đồng thời giải quyết các nhu cầu thực hiện nghĩa vụ đất đai của nhân dân.
Rà soát, cập nhật đầy đủ các dự án Khu dân cư, Khu đô thị theo đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng (quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chỉnh trang xây dựng, quy hoạch dự án,…) vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo sự đồng bộ về pháp lý quá trình triển khai thực hiện.
Nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định quy hoạch xây dựng, dự án nhằm phát huy cao nhất hiệu quả đất đai, giải phóng và tạo nguồn lực, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lấy ý kiến các đồ án quy hoạch và quá trình triển khai thực hiện; thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tăng cường thẩm tra về năng lực của chủ đầu tư về vốn, khả năng huy động vốn, về năng lực quản lý và nhân sự; trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan tư vấn đối với chất lượng quy hoạch. Triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Rà soát các quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý thực hiện quy hoạch, dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, nhất là nhóm giải pháp phát huy nguồn lực từ đất đai. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu đô thị mới, khu dân cư đang triển khai (như Khu đô thị mới Đầm Cà Ná; Khu đô thị mới bờ Sông Dinh, Mỹ Phước, Phủ Hà, Khu đô thị mới Khánh Hải, khu đô thị mới Bắc Sông Ông, khu K3); hoàn thành thủ tục xác định giá đất đối với các dự án đã được giao đất (Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (đô thị Đông Bắc Khu K2); Khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1); Khu đô thị mới Đầm Cà Ná; Khu dân cư phía Bắc đường Nguyễn Văn Cừ; Khu đô thị mới Khánh Hải,…); rà soát việc sắp xếp cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/NĐ-CP của Chính phủ, hoàn tất thủ tục bán đấu giá các cơ sở nhà đất tạo nguồn thu ngân sách.
- Rà soát Kế hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh, quy hoạch, KH sử dụng đất, tập trung tháo gỡ, rà soát chính sách tháo gỡ vướng mắc về tích tụ đất đai, tạo những vùng nông nghiệp chuyên canh; hình thành, mở rộng vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo phẩm đặc hữu, cạnh tranh hướng đến xuất khẩu.
Tổ chức triển khai hiệu quả 03 quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao An Hải; Vùng sản xuất tôm giống bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải; Vùng sản xuất giống thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao An Hải), xây dựng mới vùng nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn - Phước Nhơn; triển khai Đề án phát triển sản xuất vùng tưới hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để mở rộng vùng trồng tập trung, Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 và chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường chuyển đổi số, ứng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp thông minh, nông dân thông minh. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân trở thành chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tổ chức với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin về thị trường cho nông dân. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, chuyển giao cho nông dân triển khai.
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia nhất là tiến độ các công trình trọng điểm. Chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư rà soát, đánh giá kỹ những dự án có khả năng giải ngân để tập trung bố trí vốn, tránh dàn trải.
Chỉ đạo xác định rõ các tồn tại, hạn chế trong các khâu từ chỉ đạo, điều hành, quản lý đến tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Xác định công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư...là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, khắc phục những yếu kém, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Phát động phong trào thi đua ở từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị để tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại năm 2023; đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trên địa bàn nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Rà soát, đơn giản hóa điều kiện, quy định kinh doanh, quy trình thủ tục về thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, xây dựng; các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp theo thẩm quyền để cải thiện môi trường đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải cách hành chính.
- Tập trung rà soát, đánh giá cụ thể tiến độ, kết quả thu hút, phát triển hạ tầng và các dự án thứ cấp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, định hướng phát triển chung của tỉnh; nghiên cứu có kế hoạch, chương trình cụ thể về hợp tác, thu hút thông qua kết nối vùng, kết nối khu vực để có giải pháp hiệu quả hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ti ếp cận, hợp tác, xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chú trọng yếu tố trung tâm năng lượng sách và chính sách thuế CARBON để điều chỉnh chiến lược thu hút đầu tư phù hợp, phát huy lợi thế cạnh tranh.
Tập trung triển khai hỗ trợ thúc đẩy triển khai các dự án điện gió, thủy điện theo kế hoạch triển khai quy hoạch điện VIII, với tổng công suất gần 200MW; tổ chức triển khai các bước lựa chọn Nhà đầu tư dự án LNG Cà Ná. Tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng cho công nghiệp chế biến, chế tạo, tập trung trọng tâm một số sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất Bia, Nha đam, chế biến thủy sản; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp mới để tạo năng lực tăng thêm cho năm 2024 và những năm tiếp theo.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu thực tế. Tập trung nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả giai đoạn 2 Cảng tổng hợp Cà Ná gắn với nghiên cứu làm rõ cơ chế đầu tư và công tác quản lý. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện tuyến đường giao thông nối từ cảng Cà Ná đến Quốc lộ IA và cao tốc Bắc Nam nhất là khó khăn liên quan đến công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, vật liệu san lấp,…