Nghị quyết 617-NQ/BCSĐ năm 2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 617-NQ/BCSĐ
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 28/12/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Doãn Mậu Diệp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
---------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 617-NQ/BCSĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Tình hình và nguyên nhân

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và nỗ lực của toàn ngành, công tác giáo dục nghề nghiệp bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực; số lượng người tham gia vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế dịch chuyển nhân lực trên thị trường lao động quốc tế, giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Tỷ lệ lao động được giáo dục nghề nghiệp còn thấp, quy mô tuyển sinh đào tạo chưa tương xứng với năng lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường; cơ cấu ngành, nghề đào tạo còn bất hợp lý; chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cao, chưa gắn với và đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền thiếu quyết liệt; nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp còn chưa đầy đủ; xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tư duy bao cấp còn nặng, triển khai tự chủ đối với nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chậm; hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu tính bền vững; chưa thực hiện tốt dự báo nhu cầu nhân lực về quy mô, cơ cấu, trình độ làm cơ sở cho đổi mới kế hoạch hóa và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

II. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu

1. Quan điểm chỉ đạo

(1) Phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước.

(2) Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính ổn định của hệ thống nhưng cần tầm nhìn dài hạn; nâng chất lượng giáo dục nghề nghiệp từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới.

(3) Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cấp kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động để đáp ứng yêu cầu của vị trí làm việc, giảm tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động; Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần sự tham gia của Nhà nước với ưu tiên bố trí ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; sự tham gia của các đối tác trong và ngài nước.

(4) Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước đo của hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đào tạo thường xuyên, đào tạo cập nhật, đào tạo lại và đào tạo tại doanh nghiệp để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp nhằm duy trì việc làm bền vững cho người lao động và nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp; có chính sách đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, đối tượng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho mọi người lao động học nghề, lập nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội.

(5) Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là của ngành lao động thương binh và xã hội các cấp, của doanh nghiệp và người dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn đến năm 2021:

Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người mỗi năm; ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó khoảng từ 3 - 5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; phấn đấu giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%; có ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.

Giai đoạn đến năm 2025:

Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 4,6 triệu người mỗi năm; ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 70 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó có khoảng từ 5 - 7 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; tiếp tục giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với 2021; phấn đấu có tối thiểu 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.

Giai đoạn đến năm 2030:

Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 6,3 triệu người mỗi năm; ít nhất 90% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 100 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó 15 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 50 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4. Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.

III. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, các đơn vị trong ngành nhất là các cấp ủy, thủ trưởng đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp; chỉ đạo các tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch thực hiện thiết thực, hiệu quả.

2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ