Nghị quyết 57/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2021

Số hiệu 57/NQ-HĐND
Ngày ban hành 16/12/2020
Ngày có hiệu lực 16/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Vũ Quỳnh Khánh
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/NQ-HĐND

Yên Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 20

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Xét Tờ trình số 161/TTr-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2021; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành với báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2021, trong đó nhấn mạnh một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng phù hợp với định hướng phát triển “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển các thành phần kinh tế. Ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao; ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng và khai thác hiệu quả Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân gn với thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để ứng phó linh hoạt với tác động của thiên tai, dịch bệnh. Củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Chỉ tiêu về kinh tế (14 chỉ tiêu)

(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 7,3%.

(2) Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 22%; Công nghiệp - Xây dựng 29%; Dịch vụ 44,5%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm 4,5%.

(3) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 45 triệu đồng.

(4) Trồng rừng 15.500 ha.

(5) Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 10 xã (lũy kế 86 xã đạt chuẩn); Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 10 xã.

(6) Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9%.

(7) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 21.500 tỷ đồng.

(8) Số lượt khách du lịch 900.000 người, trong đó khách quốc tế 150.000 người. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 620 tỷ đồng.

(9) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 220 triệu USD.

(10) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.000 tỷ đồng.

(11) Tổng vốn đầu tư phát triển 18.000 tỷ đồng.

(12) Thành lập mới 275 doanh nghiệp; 60 hợp tác xã và 1.000 tổ hợp tác.

(13) Tỷ lệ đô thị hóa 20,28%.

(14) Tốc độ tăng năng suất lao động 5,51%.

2.2. Chỉ tiêu về xã hội (12 chỉ tiêu)

[...]