HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
54/NQ-HĐND
|
Sơn
La, ngày 21 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015, Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Giao thông đường
bộ năm 2008; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định số 355/QĐ-TTg
ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát
triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định
số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ
trình số 363/TTr-UBND ngày 14/7/2017; Báo cáo thẩm tra số 300/BC-KTNS ngày 17/7/2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thông qua
quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh giai đoạn 2011
- 2020 và định hướng đến năm 2030 (Có nội dung quy hoạch điều chỉnh, bổ sung chủ
yếu kèm theo).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị
quyết.
2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của
HĐND tỉnh, tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể
từ ngày được thông qua.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết
số 355/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về thông qua Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm
2030.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Khóa
XIV, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2017.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ tỉnh uỷ;
- TT HĐND; UBND; UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy, HĐND; UBND huyện, thành phố;
- Trung tâm công báo tỉnh; Chi cục VTLT tỉnh;
- HĐND, UBND xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Chất
|
NỘI DUNG CHỦ YẾU
QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 54/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh)
1. Quan điểm, mục
tiêu quy hoạch
1.1. Quan điểm
Giao thông vận tải cần ưu tiên đầu tư
phát triển đi trước một bước, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển phù
hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; chiến lược và
các quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải bền vững, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức
vận tải. Hệ thống đường bộ là xương sống gắn với hệ thống
đường thủy và đường hàng không, nối liền các trung tâm chính trị kinh tế - văn
hóa, các khu công nghiệp, cửa khẩu biên giới và nối thông với hệ thống giao
thông của khu vực, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm trật tự an
toàn giao thông. Phát triển giao thông nông thôn đáp ứng được tiêu chí quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, gắn kết với mạng giao thông đường tỉnh và quốc gia,
tạo sự liên hoàn, thông suốt với chi phí vận tải hợp lý. Coi trọng công tác bảo
trì, đảm bảo khai thác hiệu quả bền vững kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải công cộng tại thành phố Sơn La và các
đô thị, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ mới vào đầu tư xây dựng và bảo trì mạng lưới giao thông vận
tải với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí. Coi trọng việc
phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành.
Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực
trong nước; người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp
phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
1.2. Mục tiêu đến năm 2020
a. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng mạng lưới giao thông vận tải
của tỉnh thành một hệ thống thống nhất, liên hoàn kết nối các vùng kinh tế động
lực, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực sản xuất tập trung, các trung tâm
hành chính và các cụm dân cư; đảm bảo liên thông hệ thống giao thông của vùng,
cả nước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh đến
năm 2020.
- Phát triển giao thông vận tải đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ cho công tác phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ
cấu sản xuất phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh và khu vực Tây Bắc, tạo điều kiện
thúc đẩy và hội nhập kinh tế với cả nước và khu vực.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đường bộ:
+ Kêu gọi các Nhà đầu tư triển khai đầu
tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch, bằng
hình thức đối tác công - tư (PPP);
+ Đối với mạng lưới đường bộ chính (quốc
lộ, đường tỉnh): Đầu
tư xây dựng hoàn thành các tuyến đường theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016-2020 của trung ương và địa phương; các tuyến quốc
lộ còn lại (không nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn) tận dụng tối đa
nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ để nâng cấp mặt đường nhựa, bổ sung và kiên cố
hóa các công trình trên tuyến; đảm bảo 100% các tuyến đường được quản lý, duy
tu và bảo dưỡng. Đồng thời, rà soát kiến nghị Bộ GTVT cho phép chuyển một số
tuyến đường tỉnh đủ điều kiện thành quốc lộ,
+ Đối với mạng lưới đường GTNT: Đẩy mạnh
phong trào phát triển đường GTNT gắn với các chương trình, đề án giảm nghèo bền
vững; ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng lòng hồ thủy điện Hòa
Bình, Sơn La và đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020, đầu tư nâng cấp để 100% đường ô tô đến
trung tâm xã đi được 4 mùa; tập trung phát triển đường giao thông đến bản (cơ
bản bê tông hóa đường nội bộ bản tại các điểm có dân cư bố trí tập trung), phấn đấu đến năm 2020 có 45,2% (85 xã) số xã đạt tiêu chí số
02 về xây dựng nông thôn mới; coi trọng công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường
GTNT;
+ Đường đô thị: Từng bước xây dựng hệ
thống đường đô thị theo quy hoạch, đáp ứng tiến trình đô thị hóa; đảm bảo quỹ đất để phát triển giao thông;
+ Mật độ đường giao thông: Phấn đấu đến
năm 2020 đạt 0,82 Km/Km2.
- Đường thủy: Từng bước hoàn thiện mạng
lưới bến thủy nội địa, đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới
các cảng đầu mối, cảng chuyên dùng, bến hàng hóa và hành khách kết nối với hệ
thống đường bộ, kịp thời điều chỉnh và khai thác có hiệu quả các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch, đặc biệt trên lòng hồ sông
Đà.
- Hàng không: Tiếp tục kêu gọi các Nhà đầu tư đầu tư cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Nà Sản, đảm
bảo có thể đưa vào khai thác trong giai đoạn 2020-2030.
- Tổ chức vận tải: Tổ chức khoa học mạng
lưới vận tải đường bộ, đường thủy trong tỉnh tạo thành một mạng lưới vận tải
thông suốt và cơ động. Phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình và lực lượng tham
gia vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng
cao chất lượng và khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách, khuyến khích đối với
tất cả các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng phát triển các tuyến vận tải
lên các xã vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh.
- Kết cấu hạ tầng dịch vụ hỗ trợ vận
tải: Từng bước xây dựng các bến, bãi đỗ, trạm nghỉ, trạm đăng kiểm, các trung
tâm đào tạo sát hạch và các bến kỹ thuật dành riêng cho xe buýt, bến xe taxi,
các bãi đỗ xe chính, các đầu mối trung chuyển hành khách. Phát triển các cơ sở
công nghiệp giao thông, các trung tâm cứu hộ giao thông đặc biệt đối với mạng
lưới giao thông đường bộ.
1.3. Định hướng đến năm 2030: Đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới kết
cấu hạ tầng giao thông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; có một số công trình giao thông
hiện đại; kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN qua khu vực các cửa khẩu
quốc gia, cửa khẩu phụ. Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế: êm
thuận, nhanh chóng, an toàn và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải đường
bộ - đường thủy - đường hàng không.
- Đường bộ:
+ Xây dựng hoàn thành và đưa vào khai
thác tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Sơn La; đồng thời, triển khai xây dựng, nâng
cấp các tuyến đường đảm bảo kết nối và khai thác hiệu quả tuyến đường cao tốc;
xây dựng các tuyến quốc lộ tránh đô thị, hình thành đường vành đai đô thị; tiếp
tục đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến quốc lộ, đường tỉnh theo
quy hoạch, nhằm tạo ra sự gắn kết giữa các trung tâm hành chính, kinh tế - cụm
khu công nghiệp - cửa khẩu - các khu du lịch trên địa bàn tỉnh;
+ Đối với đường GTNT: Đầu tư cải tạo,
nâng cấp một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường GTNT đến cấp Vmn
hoàn chỉnh, đảm bảo 100% tuyến đường huyện được cứng hóa; đầu tư
nâng cấp và kiên cố hóa các tuyến đường xã trên địa bàn;
+ Xây dựng hệ thống đường chuyên
dùng, đường đô thị theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng;
+ Xây dựng các nút giao khác mức tại
các giao lộ lớn. Xây dựng đường gom và các điểm đấu nối của các khu đô thị,
công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường
chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính theo quy hoạch được
duyệt;
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (bến
xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ...) và các dịch vụ hỗ trợ
vận tải để nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa dịch vụ
vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đường thủy: Hiện đại hóa một số cảng
đầu mối, cảng chuyên dùng; nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa bốc
xếp đối với các cảng; xây dựng một số cảng khách, bến khách trên hồ sông Đà.
- Hàng không: Đầu tư hoàn thành và đưa
vào khai thác cảng hàng không Nà Sản, đáp ứng nhu cầu khai thác nội địa và quốc
tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng.
- Tổ chức vận tải: Hoàn thiện mạng lưới
các tuyến vận tải đảm bảo đến được tất cả các trung tâm xã, các bản và kết nối
với hệ thống giao thông trên địa bàn, chuyên nghiệp hóa và
nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng
sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, tiện lợi và bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đô thị.
2. Quy hoạch
phát triển vận tải:
- Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải
hành khách cố định: Tiếp tục điều chỉnh tăng tần suất chạy xe của các tuyến hiện
có sao cho phù hợp, nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Đối với các tuyến có lưu lượng hành khách đi lại lớn tăng tần suất từ 08 đến 10 chuyến xe/ngày và các tuyến có lưu lượng hành khách
đi lại thấp hơn tăng tần suất từ 03 đến 05 chuyến xe/ngày.
- Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt: Đến năm 2020, định hướng đến 203 trên địa
bàn tỉnh Sơn La có 30 - 35 tuyến xe buýt; số lượng phương tiện khoảng 200 - 300
chiếc.
3. Quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
3.1. Quy hoạch mạng lưới giao
thông đường bộ
a. Hệ thống cao tốc: Quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Sơn La theo quy hoạch
phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày
01/3/2016. Trong đó: Giai đoạn đến năm 2020: Kêu gọi các Nhà đầu tư triển khai
thực hiện trước đoạn Hòa Bình - Mộc Châu; Giai đoạn 2020-2030:
Đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác đoạn Hòa Bình - Mộc Châu và tiếp tục kêu
gọi đầu tư xây dựng đoạn Mộc Châu - Sơn La.
b. Hệ thống Quốc lộ: Giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030 có tổng số 13 tuyến/1.257Km.
Trong đó: Giai đoạn đến 2020 tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các đoạn tuyến
trên QL.37 (bao gồm: Đoạn qua Đèo Chẹn và đoạn Tạ Khoa - Đèo Chẹn) theo
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Bộ GTVT; các đoạn tuyến quốc lộ
còn lại, từng bước đầu tư nâng cấp mặt đường thảm bê tông nhựa, mở rộng mặt đường
đến mép rãnh, bổ sung và hoàn chỉnh các công trình trên tuyến, đạt tiêu chuẩn
đường từ cấp Vmn-IVmn, các đoạn qua
khu dân cư mở rộng theo quy hoạch; coi trọng công tác quản lý bảo trì các tuyến
đường quốc lộ trên địa bàn; đồng thời, rà soát kiến nghị với
Bộ GTVT kéo dài hoặc chuyển một số tuyến đường tỉnh đủ tiêu chuẩn thành quốc lộ,
bao gồm: (1) Kéo dài QL.37 thêm 43Km theo hướng ĐT.113 đoạn
Nà Ớt - Phiêng Cằm - Thị trấn Sông
Mã; (2) Kéo dài QL.4G thêm 40Km theo hướng từ Sốp Cộp - Cửa
khẩu Lạnh Bánh; (3) Kéo dài QL.279C thêm 64Km theo hướng ĐT.105 đoạn Sốp Cộp - Mường Lèo; (4) Chuyển các tuyến trục dọc sông Đà gồm: ĐT.114
đoạn Đông Nghê - Mường Bang - Huy Hạ; ĐT.111 đoạn Bắc Yên - Mường La; ĐT.112 Bắc Yên - Trạm Tấu và ĐT.109 đoạn Mường
La - Ngọc Chiến dài 168Km thành Quốc lộ 37B; (5) Chuyển tuyến ĐT.102 đoạn Thanh
Hóa - Xuân Nha - Chiềng Sơn - QL.43 dài 60Km thành QL.15C.
c. Hệ thống đường tỉnh: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh
Sơn La có 18 tuyến Đường tỉnh với tổng chiều dài 1.364Km,
giải pháp quy hoạch cụ thể như sau:
- Tập trung đầu tư hoàn thành 08 tuyến
đường tỉnh, gồm: ĐT.101 (đoạn Mường Tè - Quang Minh); ĐT.102 (Mường
Sang - Chiềng Khừa); ĐT.104 (đoạn Tân Lập - Tân Hợp); ĐT.105 (đoạn
Púng Bánh - Mường Lèo); ĐT.111 (đoạn Bắc Yên - Mường
La); ĐT. 113 (đoạn Nà Ớt - Phiêng Cằm
và đoạn Chiềng Sơ - Nậm Ty - Chiềng Phung); ĐT.114 (đoạn
Suối Tre - Mường Bang); ĐT.117 (đoạn Chiềng Bôm - Mường É và đoạn Chiềng
Bôm - Mường Chanh) theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh
với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn từ đường GTNT đến cấp Vmn, các đoạn qua trung tâm xã, thị trấn được
mở rộng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới; các tuyến đường tỉnh còn lại tập
trung duy tu, sửa chữa và bảo trì, đảm bảo giao thông được thông suốt, êm thuận.
- Căn cứ vai trò ý nghĩa phục vụ, tầm
quan trọng của từng tuyến đường, xem xét kéo dài một số tuyến đường tỉnh và
chuyển một số tuyến đường huyện đủ điều kiện thành đường tỉnh.
d. Hệ thống Đường huyện: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh Sơn La có 118 tuyến với tổng chiều dài 1.776,5Km (đã bao gồm 07 tuyến/210Km
đường tuần tra biên giới); trong đó, tập trung đầu tư nâng cấp để 100% đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A đến cấp Vmn, đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được
duyệt; tiếp tục đầu tư các tuyến đường tuần tra biên giới
Việt Nam - Lào theo Đề án quy hoạch đường tuần tra biên giới được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 với tổng chiều
dài trên địa phận tỉnh Sơn La là 662Km.
e. Hệ thống đường Đô thị:
- Quy hoạch phát triển giao thông đô
thị phải tuân thủ với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị. Phát
triển hệ thống giao thông vận tải đường đô thị bảo đảm tính thống nhất, cân đối,
đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh, của khu vực và quốc
gia. Trong đó, tập trung xây dựng để đến năm 2020, có thành phố Sơn La đạt đô
thị loại II; các thị trấn Ít Ong, Hát Lót, Mộc Châu và
Nông trường Mộc Châu đạt đô thị loại IV và hình thành thêm 04 đô thị loại V.
- Quy hoạch hệ thống đường đô thị tỉnh
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản về
tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn giao thông
đô thị hiện hành như: Đối với đô thị loại II đạt 21% đến 23%; đô thị loại III đạt
18% đến 20%; đô thị loại IV, loại V đạt 16% đến 18%.
- Ngoài ra cần tuân thủ các quy định
về quy hoạch giao thông đô thị được quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về
Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD.
f. Hệ thống đường xã:
- Quy hoạch đến năm 2020: Toàn tỉnh
có tổng số 1.454 tuyến đường xã với chiều dài 5.316Km. Trong đó, ưu tiên đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông trục bản, tiểu khu, tổ dân phố...
theo các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020 có
85 xã (45,2%) đạt tiêu chí số 2 (tiêu chí giao thông) trong bộ tiêu chí Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới.
- Huy động mọi nguồn lực, theo hình
thức nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ vật tư chủ yếu và công kỹ thuật,
khuyến khích mở đường ô tô, đối với khu vực có địa hình khó khăn mở đường thô sơ.
- Nâng cấp đường xã, liên xã quan trọng
lên thành đường huyện, cải tuyến kéo dài đường xã qua những khu vực cần thiết.
g. Đường chuyên dùng: Phối hợp với các nhà đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, kiên cố hóa
đối với các tuyến đường chuyên dùng ngoài việc phục vụ sản xuất của
nhà đầu tư còn phục vụ phát triển đời sống dân sinh, phát
triển kinh tế của khu vực.
h. Kết cấu hạ tầng hỗ trợ dịch vụ
vận tải
- Bến xe khách:
Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tổng số có 52 bến
xe khách các loại (trong đó: Cải tạo, nâng cấp 11 bến xe khách hiện có và xây
dựng mới thêm 41 bến xe khách) đáp ứng nhu cầu đi lại, phát triển KT - XH của
nhân dân.
- Bãi đỗ xe tĩnh: Quy hoạch tổng số
có 91 bãi (quy hoạch xây dựng mới 88 bến, giữ nguyên 3 bến). Trong đó: huyện Quỳnh Nhai 09 bãi, huyện
Thuận Châu 05 bãi, huyện Mường La 02 bãi, thành phố Sơn La 20 bãi; huyện Mai Sơn 12 bãi, huyện Bắc Yên 06 bãi, huyện Mộc Châu 17 bãi, huyện
Vân Hồ 02 bãi, huyện Yên Châu 05 bãi, huyện Sông Mã 05 bãi, huyện Sốp Cộp 04 bãi, huyện Phù Yên 04 bãi.
- Điểm dừng đón trả khách: Quy hoạch
tổng số có 98 điểm, trong đó: huyện Quỳnh Nhai 05 điểm, huyện Thuận Châu 12 điểm,
huyện Mường La 04 điểm, thành phố Sơn La 01 điểm, huyện Mai Sơn 13 điểm, huyện
Bắc Yên 10 điểm, huyện Mộc Châu 13 điểm, huyện Vân Hồ 05 điểm, huyện Yên Châu
11 điểm, huyện Sông Mã 05 điểm, huyện Sốp Cộp 05 điểm, huyện
Phù Yên 14 điểm.
- Trạm dừng nghỉ: Quy hoạch tổng số
có 03 trạm, trong đó: Huyện Vân Hồ 01 trạm; huyện Quỳnh Nhai 01 trạm; huyện Phù
Yên 01 trạm.
- Điểm dừng nghỉ: Quy hoạch tổng số
có 15 điểm, trong đó: huyện Quỳnh Nhai 02 điểm, huyện Thuận Châu 01 điểm, huyện
Mường La 01 điểm, huyện Mai Sơn 03 điểm, huyện Bắc Yên 01 điểm, huyện Yên Châu
01 điểm, huyện Sông Mã 02 điểm, huyện Sốp Cộp 02 điểm, huyện
Phù Yên 02 điểm.
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định:
Quy hoạch 01 trạm, tại đoạn Km260- Km280, QL.6.
- Trung tâm cứu hộ đường bộ: Quy hoạch
01 trung tâm cứu hộ đường bộ, tại Km264+600, QL.6.
3.2. Quy hoạch giao thông đường thủy
nội địa
a. Sông Đà
- Các tuyến đường thủy nội địa: Trên địa
bàn tỉnh có 01 tuyến đường thủy nội địa Quốc gia Sông Đà, đạt cấp III, với chiều
dài 234Km, điểm đầu tại cảng Ba Cấp đến hạ lưu đập thủy điện
Lai Châu.
- Hệ thống bến, cảng đường thủy nội địa:
Quy hoạch tổng số 200 cảng và bến thủy nội địa (bao gồm: 15 cảng; 67 bến hàng
hóa, bến khách ngang sông; 118 bến khách ngang sông). Trong đó, giai đoạn đến
năm 2020 tập trung đầu tư, nâng cấp 04 cảng thủy nội địa (cảng Bản Két, cảng
Tà Hộc, cảng Vạn Yên; cảng Pá Uôn) và xây dựng các bến thủy nội địa theo các chương
trình, đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b. Sông Mã: Từng bước xây dựng, cải tạo kiên cố hóa một số bến
đò ngang sông nằm tại các vị trí có lưu lượng lớn, các trung tâm xã, cụm dân cư
dọc sông.
3.3. Quy hoạch cảng hàng không
Nà Sản: Cảng hàng không Nà Sản nằm trong Quy hoạch
tổng thể phát triển giao thông vận tải
hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009. Quy hoạch chi tiết Cảng hàng
không Nà Sản - tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được
Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định Số 49/QĐ-BGTVT
ngày 21/01/2015 với quy mô cảng hàng không cấp 4C (theo
ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Trong đó, giai đoạn đến
năm 2020, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trung ương kêu gọi đầu tư triển
khai thực hiện dự án; giai đoạn 2020-2030 đầu tư hoàn thành và đưa vào khai
thác.
3.4. Quy hoạch phát triển đào tạo,
đăng kiểm giao thông vận tải
- Đào tạo sát hạch: Quy hoạch đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh có 03 trung tâm đào tạo giấy phép lái xe các loại. Trong
đó, thành phố Sơn La có 02 trung tâm và Vân Hồ 01 trung tâm.
- Đăng kiểm: Quy hoạch đến năm 2020
có 06 dây chuyền kiểm định với 03 Trung tâm đăng kiểm, định hướng đến năm 2030
có 10 dây chuyền kiểm định với 05 Trung tâm đăng kiểm. Trong đó, thành phố Sơn
La 02 trung tâm; Vân Hồ 01 trung tâm; Phù Yên 01 trung tâm; Sông Mã 01 trung
tâm.
4. Quỹ đất dành
cho phát triển giao thông: Quỹ đất dành cho công
trình giao thông bao gồm: Đất xây dựng công trình; đất quản lý, bảo trì, bảo vệ
và đất bảo đảm an toàn cho công trình giao thông. Tổng quỹ đất dành cho giao
thông là 35.897 ha.
5. Bảo vệ môi trường
trong quy hoạch
- Nâng cao chất lượng giám sát và quản
lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. Thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ
khâu lập dự án đầu tư. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi
trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông
vận tải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;
- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến,
máy móc thiết bị, công nghệ thi công nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường thiên nhiên, hạn chế các khí thải, hiện tượng sạt lở, xói mòn đất và bồi
lấp dòng chảy trong quá trình thi công đặc biệt đối với điều kiện địa hình miền
núi.
- Các công trình giao thông và phương
tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu
về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng
chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp,
quản lý đầu tư xây dựng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường xã hội.
6. Nhu cầu vốn đầu
tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho cả thời kỳ quy hoạch
2016 - 2030 là 34.497 tỷ đồng. Trong đó: Giai đoạn 2016 - 2020 là 12.728 tỷ đồng;
giai đoạn 2020 - 2030 là 21.769 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư
|
Phân
kỳ đầu tư (tỷ đồng)
|
Giai
đoạn
2016-2020
|
Giai
đoạn
2020-2030
|
Tổng số
|
Tổng nhu cầu vốn
|
12.728
|
21.769
|
34.497
|
- Giao thông đường bộ
|
12.223
|
20.157
|
32.380
|
+ Hệ thống đường bộ
|
10.507
|
16.865
|
27.372
|
+ Bảo trì đường giao thông
|
1.546
|
3.092
|
4.639
|
+ Hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải
|
170
|
200
|
370
|
- Giao thông đường thủy
|
375
|
532
|
907
|
- Giao thông đường không
|
-
|
1.000
|
1.000
|
- Công nghiệp GTVT
|
130
|
80
|
210
|
- Cơ cấu nguồn vốn
STT
|
Nguồn vốn
|
Tổng cộng
|
Giai
đoạn 2016-2020
|
Giai
đoạn 2020-2030
|
|
Tổng
cộng
|
34.497
|
12.728
|
21.769
|
1
|
Nguồn vốn Nhà nước
|
24.099
|
8.156
|
15.943
|
-
|
Trung ương
|
6.464
|
2.988
|
3.476
|
-
|
Địa phương
|
17.635
|
5.168
|
12.467
|
2
|
Nguồn vốn ngoài Nhà nước
|
10.398
|
4.572
|
5.826
|
7. Danh mục các dự
án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung ưu tiên nâng cấp cải tạo các tuyến đường giao thông quan trọng
có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (như: hệ thống
quốc lộ, tỉnh lộ, cứng hóa đường đến trung tâm xã, các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu cấp bách của nhân dân).
7.1. Giao thông đường bộ
a. Cao tốc: Kiến nghị với Bộ GTVT tìm kiếm nhà đầu tư thực hiện đầu tư trước đoạn
tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
b. Quốc lộ: Giai đoạn 2016 - 2020 hoàn thành việc đầu tư cải tạo, nâng cấp QL.6
đoạn Mộc Châu - Sơn La; QL.37 đoạn qua Đèo Chẹn và đoạn Tạ Khoa - Đèo Chẹn; tiếp
tục tìm kiếm Nhà đầu tư đầu tư hoàn thành dự án đường QL.6 tránh thành phố Sơn
La; từng bước cải tạo, nâng cấp mặt đường (thảm nhựa) các đoạn tuyến QL.4G (Sơn La - Sông Mã); QL.6B (Chiềng Pấc-Phiêng Lanh); QL.12, QL.6C, QL.279 bằng nguồn
vốn quỹ bảo trì đường bộ.
c. Đường tỉnh: Tập trung các nguồn lực đầu tư hoàn thành 04 tuyến đường tỉnh ĐT.101
đoạn Mường Tè - Quang Minh; ĐT. 104 đoạn Tân Lập - Tân Hợp; ĐT.105, đoạn Púng
Bánh - Mường Lèo; ĐT.111 đoạn (Bắc Yên - Mường La);
ĐT.113 đoạn Nà Ớt - Sông Mã; ĐT.114
đoạn Suối Tre - Mường Do để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 100% số xã
trên địa bàn có đường ô tô đi được 4 mùa.
d. Đường giao thông nông thôn: Tập trung nguồn lực cải tạo nâng cấp, nhựa hóa hoặc
bê tông xi măng đường đến trung tâm các xã đảm bảo đi được 4 mùa; xây dựng hệ
thống giao thông nông thôn các xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (85
xã = 45,2% tổng số xã đạt tiêu chí về giao thông). Cải tạo nâng cấp,
kéo dài các tuyến đường hiện có, mở mới các đoạn xung yếu các tuyến mới theo
quy mô đã duyệt.
e. Hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải: Cơ bản cải tạo hoàn chỉnh các bến xe khách tại trung tâm huyện, thành
phố, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đối với các bến xe khách tại các trung
tâm cụm xã và trung tâm xã đã mở tuyến vận tải khách, dành quỹ đất và xây dựng
một số bãi đỗ xe tĩnh có vai trò trọng yếu; đầu tư hoàn thành xây dựng trạm dừng
nghỉ tại Mộc châu.
7.2. Giao thông đường thủy: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở đào thuyền viên để cấp chứng
chỉ chuyên môn và bằng thuyền trưởng, thuyền trưởng hạng III. Đầu tư xây dựng một số bến khách ngang sông có lưu lượng tập trung lớn,
phục vụ giao lưu phát triển kinh tế tại các trung tâm cụm xã và phát triển
thương mại và du lịch dọc sông; mở các tuyến vận tải hành khách, hàng hóa và
các tuyến vận tải phục vụ du lịch trên lòng hồ.
7.3. Giao thông đường không: Tiếp tục kêu gọi các Nhà đầu tư để đầu tư nâng cấp cảng hàng không Nà
Sản theo quy hoạch.
7.4. Đào tạo, đăng kiểm giao
thông vận tải: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trung
tâm đăng kiểm cơ giới thủy bộ tại thành phố Sơn La; nâng cấp cơ sở đào tạo cấp
GPLX đảm bảo đào tạo tất cả các hạng tại thành phố Sơn La. Đầu tư xây dựng cơ sở
đào tạo tại huyện Vân Hồ.
III. CƠ CHẾ CHÍNH
SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về quản lý nhà nước
- Tăng cường tuyên truyền, vận động
nâng cao ý thức và trách nhiệm hơn nữa của các cấp chính
quyền, tạo sự đồng thuận trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch, giải phóng
mặt bằng xây dựng các dự án hạ tầng theo quy hoạch.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận
tải tỉnh Sơn La sau khi được thẩm định, phê duyệt và công bố theo quy định, tiến
hành lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt làm cơ sở để triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện
hành về đầu tư, xây dựng.
- Song song với việc tăng cường công
tác quản lý quy hoạch kết cấu hạ tầng, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
đảm bảo đúng quy định. Đặc biệt, coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh
tra thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm về quy hoạch.
2. Giải pháp về thu hút và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn
- Tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh
xã hội hóa, thu hút vốn ngoài ngân sách, như nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn
của dân và vốn đầu tư nước ngoài dựa trên tính chất, quy mô công trình, năng lực
các nhà đầu tư để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt là hạ tầng
hỗ trợ dịch vụ vận tải (như bến xe, bãi đỗ xe tĩnh..) và giao thông đường thủy nội địa.
Ngân sách tỉnh tập trung ưu tiên thực hiện việc đầu tư các tuyến đường giao
thông nông thôn đến xã.
- Kiến nghị tăng mức vốn được phân bổ
từ nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn chương trình mục tiêu hàng năm và trong
trung hạn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải; ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án kém
hấp dẫn về mặt tài chính nhưng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng.
- Nghiên cứu đề xuất, xây dựng các dự
án đảm bảo các tiêu chuẩn, nhằm khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư phát triển
giao thông đường bộ theo Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính
phủ về Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ. Trong đó, khuyến khích áp dụng cơ chế nhà nước giao các tổ chức,
cá nhân ứng vốn đầu tư thực hiện các dự án khai thác quỹ đất tạo vốn theo quy định
của pháp luật để đầu tư xây dựng mới, mở rộng đường bộ theo quy hoạch phát triển
khu đô thị khu dân cư nông thôn.
- Chủ động, phối hợp có hiệu quả với
các cấp, ngành có liên quan trong công tác vận động các Nhà tài trợ tiếp tục
cung cấp ODA (WB, ADB, JICA, các nguồn vốn
phi chính phủ khác...) để tập trung đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo
được đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực công trình đi qua.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư các dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng đặc biệt quan trọng, dự án đặc thù, tạo đột phá vùng như: Ưu tiên
khai thác các dịch vụ hỗ trợ vận tải dọc tuyến đường bộ (trạm
xăng, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, kinh doanh dịch vụ quảng cáo...); các
chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền khai thác... để tăng tính thương mại của các dự án giao thông, bảo đảm lợi ích hài hòa
giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và Nhân dân.
- Vận dụng, phát huy sáng tạo Nghị
quyết 115/2015/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2015 - 2020, để thực hiện đầu tư cứng hóa hệ thống đường GTNT (đường huyện,
đường xã, đường trục bản, ngõ xóm, trục chính
nội đồng) theo phương châm "Nhân dân làm, nhà nước
hỗ trợ"; cụ thể hóa chỉ tiêu của Tiêu chí số 2 (giao thông) để phù
hợp với điều kiện thực tế và khả năng nguồn lực của Tỉnh trong từng giai đoạn.
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng
kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm, nhằm tập trung
nguồn lực để đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm giải quyết các vấn đề
mang tính nút thắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Đồng thời,
rà soát cắt giảm các hạng mục công trình chưa cần thật sự cần thiết; siết chặt
công tác quản lý vốn, tiến độ, chất lượng... nhằm tiết kiệm vốn đầu tư nhưng vẫn
đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án.
- Đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn vốn
nhà nước thu lại được từ quá trình cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước... trên địa bàn để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải.
3. Giải pháp bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông
- Xây dựng, quản lý và cập nhật thường
xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;
xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch bảo trì (như
áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý...); đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ bảo trì mới (như gia cố mái dốc taluy, cào bóc, tái chế...); xây dựng thể chế
và phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo trì.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
cho địa phương (cấp xã) thực hiện công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng
và duy tu các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng giao khoán cho
xã, phường, tổ dân bản... nhằm gắn trách nhiệm trong quản
lý kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Giải pháp phát triển công nghiệp
giao thông vận tải: Khuyến khích
và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải mở rộng
liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm
trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa.
5. Giải pháp đảm bảo trật tự an
toàn giao thông
- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng
cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang
an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến... nhằm kiềm chế tai nạn giao
thông, phấn đấu giảm số người chết vì tai nạn giao thông
hàng năm.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành
pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tăng cường xây dựng các trạm kiểm soát
tải trọng xe và tiến dần đến xử phạt thông qua hình ảnh. Bên cạnh đó, coi trọng
công tác kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực trong các lực
lượng thi hành công vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch
và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; chất lượng kiểm định phương
tiện cơ giới.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn
để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông; nâng cao chất lượng kiểm định,
quản lý các phương tiện đã hết hạn sử dụng.
6. Giải pháp về khoa học công nghệ,
bảo vệ môi trường
- Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực
tư vấn, thi công, bảo trì... trong lĩnh vực giao thông vận tải. Khuyến khích áp
dụng công nghệ mới, vật liệu mới; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều
hành; xây dựng các trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng xây lắp công trình.
- Hiện đại hóa phương tiện vận tải,
thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến; áp dụng công nghệ
thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác; nâng cao năng lực các trung tâm
thí nghiệm, thử nghiệm trong ngành giao thông vận tải...
7. Giải pháp phát triển nguồn nhân
lực
- Mở rộng các hình thức đào tạo, đào
tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ
cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng
công khai thông qua thi tuyển, thử việc.
- Có chính sách tiền lương và các chế
độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành
giao thông, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng
sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm…