Nghị quyết 46/2007/NQ-HĐND thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - An ninh năm 2007 của tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 46/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 25/01/2007
Ngày có hiệu lực 04/02/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phan Đức Hưởng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2007/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 25 tháng 01 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

"VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2007"

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành bảo vệ pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - An ninh năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2007, thông báo của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2006, những biện pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2007 với các chỉ tiêu và giải pháp đã nêu trong báo cáo, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NĂM 2006:

Trong năm 2006, triển khai và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND còn gặp nhiều khó khăn, nhất là dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xảy ra trên diện rộng, giá cả và thị trường các mặt hàng nông sản không ổn định, thiệt hại sau cơn bão số 9 cộng với những yếu kém nội tại của những năm trước chưa khắc phục tốt như năng lực điều chỉnh quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch chậm, những khó khăn trong bồi hoàn giải tỏa, triển khai thực hiện các dự án lớn, các công trình trọng điểm thiếu vốn đầu tư, cải cách hành chính hiệu quả chưa cao… Nhưng nhờ sự chỉ đạo tập trung của chính quyền các cấp, ban ngành đoàn thể, sự phấn đấu của nhân dân và các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức tạo ra những thành tựu khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển khá. Ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2006 ( theo giá so sánh 1994) tăng 11,16% so năm 2005 và tăng đều ở 3 khu vực.Trong đó khu vực Nông-lâm-thuỷ sản tăng 3,86%;Khu vực Công nghiệp-xây dựng tăng 22,6 % và khu vực dịch vụ tăng 14,19% . Tổng sản phẩm theo giá thực tế đạt 9.543 tỷ đồng góp phần nâng giá trị GDP bình quân đầu người đạt 8,96 triệu đồng/người/năm, tăng 15,03% so năm 2005. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy chậm nhưng chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông, thuỷ sản chiếm 53,01%; công nghiệp-xây dựng chiếm 15,40% và khu vực dịch vụ chiếm 31,59%, khu vực I giảm 2,55%, khu vực II tăng 1,32% và khu vực III tăng 1,22%, công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ. Việc huy động sức dân, phát huy nội lực có bước phát triển, nhất là trong việc phát huy đầu tư của tư nhân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu, chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,05% theo chuẩn mới, giải quyết việc làm cho 27.630 lao động. Các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể dục thể thao, văn hóa - thông tin . . .có nhiều tiến bộ, công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công và người nghèo được quan tâm và có nề nếp.

- Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các lực lượng vũ trang thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đảm bảo an toàn trong tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Công tác phối hợp hoạt động giữa công an, quân sự và khối vận đã được triển khai và thực hiện đạt kết quả tốt. Công tác xây dựng lực lượng và tuyển quân, tuyển sinh quân sự, giáo dục quốc phòng đảm bảo về số lượng và nâng cao về chất lượng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều cố gắng và đạt kết quả khá; các quyết định chưa thực hiện còn ít hơn năm 2005; giảm số vụ khiếu nại đông người so với năm qua hơn 800 vụ.

- Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa đúng quy định, tạo thuận lợi hơn cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ của nền hành chính công, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế: còn nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội không đạt theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cơ cấu kinh tế lạc hậu; công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm và lúng túng, nhất là quy hoạch phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển cụm tuyến công nghiệp, làng nghề; tiến độ xây dựng cơ bản, các công trình phục vụ dân sinh còn vướng mắc ở khâu bồi hoàn giải tỏa. Việc huy động các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu lao động trong tình hình mới; tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch, xã đạt chuẩn văn hóa, trường, trạm đạt chuẩn quốc gia chưa đạt yêu cầu. Công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, NĂM 2007:

Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần VIII, là năm phải phấn đấu cao hơn để tạo đà cho việc hoàn thành các mục tiêu triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005 - 2010 và là năm đầu nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO), Mỹ thông qua quy chế bình thường hóa vĩnh viễn về thương mại với Việt nam có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng không ít khó khăn thách thức.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP. Thu hút mạnh hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh cải cách hành chánh, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu lực và hiệu qủa hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa cơ quan nhà nước các cấp với doanh nghiệp và công dân.

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã đề ra, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội, giải quyết nhanh những bức xúc của xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2007:

a)- Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trên                                   12,00%.

- Giá trị sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp tăng trên                         4,04%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng                                                23,23%.

- Giá trị các ngành dịch vụ tăng                                                     16,35%

- Cơ cấu GDP:

Nông nghiệp - thủy sản :                                                              50,15 %

Công nghiệp - xây dựng :                                                             16,77 %

[...]