Nghị quyết 39/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 39/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 01/08/2016
Ngày có hiệu lực 11/08/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Đặng Tuyết Em
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2016/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 01 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 66/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 95/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 07/BC-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nội dung cụ thể như sau:

1. Đối tượng nộp phí

Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Đối tượng không thu phí

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó; trường hợp đất, đá khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự; phòng chống thiên tai, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.

3. Mức thu phí

a) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại:

- Đá ốp lát, đá làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan): Mức thu là 70.000 đồng/m3.

- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Mức thu là 5.000 đồng/m3.

- Đá vôi, đá sét làm xi măng và các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan…); khoáng chất công nghiệp (barit, flourit, bentonit và các loại khoáng chất khác): Mức thu là 3.000 đồng/tấn.

- Cát vàng: Mức thu là 5.000 đồng/m3.

- Cát trắng: Mức thu là 7.000 đồng/m3.

- Các loại cát khác: Mức thu là 4.000 đồng/m3.

- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: Mức thu là 2.000 đồng/m3.

- Đất sét làm gạch, ngói: Mức thu là 2.000 đồng/m3.

- Than các loại: Mức thu là 10.000 đồng/tấn.

b) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại tận thu bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản không kim loại tương ứng quy định tại Điểm a, Khoản 3 Nghị quyết này.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ