Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2011 về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 201-2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu | 36/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 16/12/2011 |
Ngày có hiệu lực | 16/12/2011 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Huỳnh Tấn Việt |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/NQ-HĐND |
Phú Yên, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 201-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 170/2010/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015;
Sau khi xem xét Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung cơ bản như sau:
1. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2011-2015:
- Khách du lịch: lượt khách du lịch lưu trú tăng bình quân 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 37%/năm. Đến năm 2015, các cơ sở lưu trú đón khoảng 800.000 - 900.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 90.000 - 100.000 lượt, chiếm 10 - 12%;
- Thu nhập từ du lịch tăng bình quân khoảng 30%/năm. Đến năm 2015, thu nhập du lịch đạt khoảng 1.684 tỷ đồng; giá trị gia tăng ngành du lịch tỉnh (GDP du lịch) chiếm tỉ trọng 5,7 % trong tổng GDP toàn tỉnh;
- Đến năm 2015, có khoảng 140 cơ sở lưu trú du lịch với 4.000 - 4.200 buồng, có khoảng 12 - 13 khu du lịch, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao; công suất sử dụng buồng trung bình năm đạt trên 60%;
- Đến năm 2015, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 6.100 người, bảo đảm có trên 70% lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Lượt khách du lịch tăng bình quân 15,5%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 24,5%/năm. Đến năm 2020, các cơ sở lưu trú đón khoảng 1.800.000 - 1.850.000 lượt khách, trong đó 280.000 - 300.000 khách quốc tế;
- Thu nhập du lịch tăng bình quân 22,8%/năm; năm 2020 đạt khoảng 4.492 tỷ đồng; giá trị gia tăng ngành du lịch tỉnh (GDP du lịch) chiếm tỉ trọng 7,2% trong tổng GDP toàn tỉnh;
- Đến năm 2020, có khoảng 250 cơ sở lưu trú du lịch với 8.000 - 8.500 buồng; có khoảng trên 25 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao; công suất sử dụng buồng trung bình năm đạt 60 - 70%;
- Đến năm 2020, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 12.000 người; bảo đảm có từ 70 - 80% lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch: 13.572 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD); trong đó, giai đoạn 2011-2015 là 4.567 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 8.996 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn: Nguồn vốn từ Ngân sách (Trung ương và địa phương); vốn đầu tư của tư nhân và liên doanh trong nước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài; vốn tích lũy tái đầu tư của các doanh nghiệp du lịch; các nguồn vốn hỗ trợ khác.
c) Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2011-2015: 426,2 tỷ đồng (khoảng 20,5 triệu USD); trong đó: ngân sách Tỉnh là 125,75 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ là 300,45 tỷ đồng. Gồm các khoản chi:
- Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch: 402 tỷ đồng;
- Kinh phí xây dựng các dự án quy hoạch chuyên đề, các đề tài khoa học phục vụ phát triển du lịch: 2,15 tỷ đồng;
- Kinh phí thực hiện các chương trình, các hoạt động thường xuyên hàng năm: 22,5 tỷ đồng (khoảng 4,4 tỷ đồng/năm).
Điều 2. Hiệu lực thi hành