HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/NQ-HĐND
|
Long An, ngày 12
tháng 7 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 11 (KỲ HỌP LỆ GIỮA NĂM 2023), HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH KHÓA X
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ngày 20/11/2015;
Trên cơ sở kết quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp
thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Sau một buổi làm việc (sáng
ngày 12/7/2023) khẩn trương, nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm cao, với tinh
thần đổi mới, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) đã hoàn thành hoạt động chất vấn tại
kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa X với không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, xây
dựng và thành công tốt đẹp.
HĐND tỉnh đã tiếp nhận phiếu chất vấn của 23 đại biểu
HĐND tỉnh với 27 câu hỏi thuộc trách nhiệm trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh và 11
giám đốc các sở, ngành tỉnh (Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Công an,
Tòa án nhân dân; Bảo hiểm xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường;
Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công
thương). Trong đó, 06 giám đốc sở, ngành tỉnh tham gia trả lời trực tiếp
trên hội trường. Các chủ thể trả lời chất vấn đã thẳng thắn, nhìn nhận trách
nhiệm trước những hạn chế thuộc phạm vi quản lý, điều hành của cơ quan, ngành
và chủ động đưa ra những giải pháp, cam kết thực hiện tốt trong thời gian tới.
Về tổ chức hoạt động chất vấn cơ bản đáp ứng yêu cầu
đề ra, được đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao. Qua
hoạt động chất vấn, HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được, chia sẻ các
khó khăn và làm rõ hơn các nguyên nhân và ghi nhận các giải pháp, cam kết triển
khai thực hiện trong thời gian tới của UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh liên quan.
Điều 2.
HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan tập trung thực hiện các giải pháp, cam kết, nhằm khắc phục những hạn
chế, vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực được chất vấn như sau:
1. Tình trạng thiếu thuốc, vật
tư y tế tại cơ sở y tế tuyến huyện, xã và công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện
Sản Nhi Long An
- Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 660/NQ-HĐND ngày 08/8/2022 về chất vấn
và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa X về tình trạng thiếu thuốc,
vật tư y tế tại cơ sở y tế tuyến huyện, xã; khẩn trương chỉ đạo việc tổ chức đấu
thầu thuốc, vật tư y tế, lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc theo chỉ đạo, hướng dẫn
của Bộ Y tế, bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật; đồng thời, nghiên cứu
tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế
trạm y tế cấp xã phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thực tế của người dân. Thông
tin, hướng dẫn cho người dân và đảm bảo cơ số thuốc theo phân cấp hiện hành,
tuyệt đối không để người bệnh tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phải mua
thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục quy định của bảo hiểm y tế, để người dân có
thể tận hưởng sự ưu việc về y tế của chế độ xã hội chủ nghĩa, giảm bớt tối đa sự
phiền hà cho người dân khi tham gia khám, chữa bệnh.
- Chỉ đạo, kiểm tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật
tư y tế tại cơ sở y tế tuyến huyện, xã, tình trạng chuyển khám, chữa bệnh từ
công lập sang phòng khám tư và việc kê toa nhận thuốc như cử tri phản ánh; đề
ra giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để đại biểu báo cáo, thông tin cụ thể, rõ
ràng với cử tri, không để bức xúc cho người dân.
- Chỉ đạo các ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn
hiện nay của Bệnh viện Sản Nhi Long An; quan tâm, tạo điều kiện cho Bệnh viện Sản
Nhi Long An hoạt động đầy đủ theo mô hình Bệnh viện đa khoa theo quy định của Bộ
Y tế, đảm bảo đề án tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ khi xem xét thành lập.
2. Việc quản lý hoạt động dạy
thêm và học thêm
- Với quan điểm học thêm và dạy thêm là nhu cầu có
thật của học sinh, giáo viên, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần có giải pháp để
quản lý hiệu quả hoạt động này, nhằm để học thêm, dạy thêm trở về với đúng
nghĩa là bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho những học sinh có nhu cầu;
giải quyết hiệu quả, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân và đúng quy định.
- Chỉ đạo việc rà soát các tồn tại, vướng mắc liên
quan đến hoạt động giảng dạy, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo khung chương trình học là những kiến thức cơ bản,
phổ thông, đáp ứng đủ kiến thức, không tạo áp lực cho học sinh trong học tập.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền,
giáo dục đối với đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục, nhà giáo và phụ huynh học
sinh về ý thức chấp hành việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định; xây dựng
mô hình mẫu về các lớp dạy thêm để đánh giá nhân rộng.
- Tăng cường việc quản lý dạy thêm, học thêm trong
nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá nhân theo quy định; có kế hoạch
tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lí các trường hợp vi phạm, để hoạt động dạy
thêm, học thêm đi vào nền nếp và không xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm
trái quy định.
3. Tình trạng chậm nộp và nợ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp đối với người
lao động; tình trạng thiếu phôi thẻ bảo hiểm y tế
- Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 về chất vấn
và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X về tình trạng chậm nộp
và nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp đối
với người lao động.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội đến các doanh nghiệp, người lao động; đẩy mạnh thực hiện
cài đặt ứng dụng VssID- bảo hiểm xã hội số cho người tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuận lợi trong quản lý việc tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và thực hiện
việc giám sát trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp của doanh nghiệp.
- Chỉ đạo ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An phối hợp
với các sở ngành tỉnh có liên quan thường xuyên quan tâm, theo dõi, hỗ trợ kịp
thời các chế độ, chính sách cho người lao động; chủ động giải quyết theo thẩm
quyền hoặc phản ánh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền lợi của người
lao động về chính sách đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên
quan để được xem xét, giải quyết kịp thời; đồng thời, cân đối, điều chuyển phôi
thẻ bảo hiểm y tế đảm bảo cho Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố đầy
đủ, kịp thời cho các nhóm người tham gia ưu tiên (người cao tuổi, người chưa
có căn cước công dân gắn chíp, người thuộc diện bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6
tuổi, cha mẹ học sinh, sinh viên không có điều kiện cài đặt VssID), khắc phục
hạn chế cục bộ theo phản ánh của cử tri.
4. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật
thiết yếu tại các cụm, tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành, địa phương có cụm, tuyến dân
cư vượt lũ rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với các cụm, tuyến dân cư còn trống
lô nền, để bố trí các điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thu hút
dân vào ở trong cụm, tuyến theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt
là phục vụ công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình,
dự án trên địa bàn, phục vụ di dời các hộ dân tại các điểm sạt lở, sụt lún nguy
hiểm.
- Các địa phương có cụm, tuyến dân cư vượt lũ chủ động,
có kế hoạch tập trung huy động mọi nguồn lực (nguồn vốn thuộc các chương
trình mục tiêu, huy động các nguồn vốn khác) để đầu tư duy tu, nâng cấp cơ
sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước,... phục vụ đời sống, thu hút
người dân vào ở trên các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, nhằm nâng tỷ lệ lấp đầy của
các cụm, tuyến dân cư, hạn chế tình trạng bỏ hoang như hiện nay; thực hiện rà soát
lại đối tượng, trường hợp không còn hộ gia đình thuộc diện đối tượng để bố trí
chỗ ở và đã giải quyết đủ chỗ ở cho các hộ dân vùng ngập lũ thuộc diện đối tượng,
thì báo cáo, đề xuất tỉnh có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
5. Công tác phòng, chống tội phạm
- Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận những đóng góp, nỗ
lực của lực lượng công an trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống
tội phạm trên địa bàn tỉnh thời gian qua và đã đạt được nhiều kết quả đáng khen
ngợi. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định ảnh hưởng đến công
tác của lực lượng công an khi triển khai nhiệm vụ như ý kiến của đại biểu HĐND
tỉnh.
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục, thường xuyên chỉ đạo
Công an tỉnh tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm diện rộng,
toàn diện trên các tuyên, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm của tỉnh; chú trọng nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự; phối hợp các cấp, các ngành,
đoàn thể quần chúng Nhân dân năm tình hình và xử lý tốt từ cơ sở; đẩy mạnh
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; gắn với tổ chức
vận động Nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, phòng ngừa, đấu tranh với
tội phạm, vi phạm pháp luật.
- Đồng thời, chỉ đạo Công an tỉnh thực hiện có hiệu
quả các giải pháp, cam kết tại phiên chất vấn này trong công tác phòng, chống tội
phạm.
- Đối với vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra
tại dự án Khu dân Hưng Thịnh Cát Tường: UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh tập
trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp xử lý đúng người, đúng tội và đảm
bảo thời hạn điều tra đúng quy định pháp luật.
6. Công tác thụ lý, giải quyết,
xử lý các loại án của ngành Tòa án
- Ngành Tòa án hai cấp rút kinh nghiệm, làm rõ các
nguyên nhân khi để bản án, quyết định bị hủy trong thời gian qua và xác định giải
pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
của ngành Tòa án hai cấp. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo yêu cầu của Tòa án.
- Kiện toàn bộ máy Tòa án hai cấp đủ số lượng biên
chế Thẩm phán, Thư ký cho Tòa án, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
công tác của ngành Toà án.
7. Việc chuyển mục đích đất lúa
của dự án do Tập đoàn Quốc tế Năm Sao làm chủ đầu tư
Căn cứ Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy
nhanh tiến độ đầu tư dự án theo kế hoạch được phê duyệt điều chỉnh, khẩn trương
hoàn thiện hồ sơ, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích
sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp theo quy định, sớm triển khai và
đưa dự án đi vào hoạt động.
Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực, không tích
cực hoàn thành hồ sơ, thủ tục để triển khai dự án thì lập thủ tục thu hồi và
công bố theo quy định. Trong thời gian chờ dự án bồi thường thiệt hại, tái định
cư, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và UBND huyện Cần Đước tiếp tục
đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường như hiện trạng.
Điều 3.
1. Giao UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết; báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Nghị quyết đến đại
biểu HĐND tỉnh, phục vụ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lệ cuối năm 2023 và năm
2024 (trước ngày 05/6 và trước ngày 05/11).
2. Đối với các câu chất vấn đề nghị trả lời
bằng văn bản (theo phụ lục đính kèm), đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh
liên quan (Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh
và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Công thương) có trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu, sớm có văn bản trả lời chất vấn,
đảm bảo đầy đủ, đúng nội dung, gửi đến đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn, Thường
trực HĐND tỉnh trong thời hạn 05 ngày sau kỳ họp này, để đại biểu HĐND tỉnh thực
hiện tiếp xúc cử tri sau kỳ họp theo quy định.
3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại
biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị
quyết này theo luật định.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh và các tổ chức thành viên giám sát và vận động các tổ chức, Nhân dân cùng
tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết; phản ánh kịp thời khó khăn, vướng
mắc, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
X, kỳ họp thứ 11 (kỳ họp lệ giữa năm 2023) thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2023
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông
qua./.
Nơi nhận:
- UBTVQH (b/c); Chính phủ (b/c);
- VP.QH; VP.CP (TP.HCM) (b/c);
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH (b/c);
- TT.TU; Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa X;
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND cấp huyện;
- LĐ VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các phòng thuộc Văn phòng;
- Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, (x).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Được
|
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP CÂU HỎI CHẤT VẤN ĐỀ NGHỊ TRẢ LỜI BẰNG VĂN BẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về hoạt động
chất vấn tại kỳ họp thứ 11 (kỳ họp lệ giữa năm 2023), HĐND tỉnh khóa X)
STT
|
Đại biểu chất vấn
|
Đối tượng trả lời
|
Câu hỏi chất vấn
|
1
|
Phạm Thanh Sơn
|
Chủ tịch UBND tỉnh
|
Trước kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, cử tri huyện Bến Lức
có kiến nghị tỉnh sớm có chủ trương di dời Lò giết mổ Dương Văn Nghĩa (xã
Long Hiệp) vì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nhưng đến nay chưa được di dời, gây bức xúc cho người dân xã Long Hiệp.
Vậy thời gian tới UBND tỉnh giải quyết vấn đề này
như thế nào và thời gian nào để giải quyết xong, nhằm tạo môi trường trong sạch
cho người dân.
|
2
|
Dương Văn Út
|
Địa bàn huyện Bến Lức đã và đang tiếp nhận nhiều
dự án về công nghiệp và dân cư đô thị; để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư
các dự án mới và khắc phục triệt để các dự án còn tồn đọng nhiều năm qua như:
về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; việc cấp GCNQSDĐ cho người dân tại các
khu dân cư (KDC Gò Đen, Thái Bình Dương 135, Phú An, Thép Long An,...) cử tri
rất bức xúc, phản ảnh nhiều lần, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý,
vì các KDC trên đến nay vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng theo quy
hoạch được duyệt và người dân không có giấy CNQSDĐ, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của người bị thu hồi đất. Được biết các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh
đã làm việc nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện theo quy hoạch được
duyệt và cấp giấy CNQSDĐ cho người dân, nhưng đến nay thực tế không có chuyển
biến (theo báo cáo của UBND tỉnh về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
và kết quả thực hiện Nghị quyết số 91/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, giải pháp xử lý
thời gian tới chưa cụ thể). Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho biết giải pháp cụ
thể, thời gian từng bước và đi đến xử lý dứt điểm các nội dung nêu trên để
cho cử tri biết. Nhằm ổn định tình hình ANTT ở địa phương và đẩy nhanh tiến độ
đầu tư các dự án khác, ổn định cuộc sống cho người dân.
|
3
|
Huỳnh Thị Thu Năm
|
Theo tinh thần Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13
ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì tỉnh Long An còn 2 đơn vị cấp huyện
(Tân Trụ, Mộc Hóa) và một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt các tiêu chí về
diện tích tự nhiên và dân số (dưới 70% tiêu chuẩn quy định tại) thuộc diện phải
sắp xếp lại theo quy định nêu trên của trung ương.
Việc tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính là một vấn
đề khó, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng, nên nếu không tính toán kỹ lưỡng,
có giải pháp đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, dễ tạo bức xúc trong
dư luận (Khi sắp xếp lại, rất nhiều các khó khăn về sắp xếp cán bộ, cơ sở vật
chất, thời gian,…;đặc biệt là khó khăn trong công tác dữ liệu quản lý dân cư,
căn cước/tài khoản định danh công dân, đất đai, thủ tục hành chính của người
dân,... là những vấn đề thời gian qua các cấp, các ngành và Nhân dân đã và
đang rất vất vả để quản lý đồng bộ, thống nhất những vẫn chưa hoàn thiện).
Tôi và cử tri của các địa phương bày tỏ sự quan
tâm đến vấn đề này. Vậy xin được hỏi UBND tỉnh đã có kế hoạch và lộ trình thực
hiện như thế nào trong thời gian tới?
|
4
|
Võ Thanh Tú
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo (CTGDPT 2018) nêu rõ: “Cấp tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày
bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với
32 tiết/tuần”.
Khi học 2 buổi/ngày là bắt buộc thì đồng nghĩa với
việc học cả 2 buổi của học sinh tiểu học tại trường công lập phải được miễn học
phí và không thể thu tiền của phụ huynh như trước đây. Theo đó, từ ngày
01/01/2023 trở lại đây tỉnh Long An đã không thu tiền của cha mẹ học sinh để
chi trả cho giáo viên giảng dạy buổi học thứ 2, nên hầu hết các trường tiểu học
đều không đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên. Chính vì vậy, hiện nay có rất
nhiều trường tiểu học trên địa bàn tỉnh còn nợ tiền dạy buổi thứ 2 của giáo
viên từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2023.
Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết
thực trạng nợ tiền dạy buổi thứ 2 đối với giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh
trong thời gian qua cụ thể như thế nào? Sở đã có những giải pháp gì để phối hợp
với UBND cấp huyện giải quyết vấn đề này? khi nào sẽ giải quyết dứt điểm? năm
học 2023 - 2024 sắp tới, ngành Giáo dục và Đào tạo và các địa phương có những
giải pháp gì để không xảy ra vấn đề như trong năm học vừa qua.
|
5
|
Nguyễn Phước Đạt
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Dự án Khu dân cư ADEC, phường 3, thành phố Tân
An, đã kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và mỹ quan
đô thị. Qua các hội nghị tiếp xúc cử tri, cử tri rất bức xúc, Tổ đại biểu số
5, HĐND tỉnh đơn vị thành phố Tân An đã có 02 cuộc giám sát và kiến nghị gửi
đến UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh
đã chỉ đạo giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu xử lý dứt điểm nhưng đến nay vẫn
chưa có kết quả giải quyết gây bức xúc trong nhân dân.
Đề nghị ông Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết
từ khi Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cho đến nay Sở đã tham mưu thực hiện được
những gì, lộ trình thực hiện để xử lý dứt điểm những tồn tại của dự án và khi
nào sẽ xử lý xong?
|
6
|
Trần Quốc Việt
|
Tại gạch đầu dòng (-) thứ 6 Khoản 1 Điều 2 trong
Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn
tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X có ghi nhận và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xử
lý việc nợ lương, nợ BHXH tại Công ty High Appraise.
Theo Báo cáo số 1599/BC-UBND ngày 12/6/2023 của
UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 91/NQ-HĐND của HĐND tỉnh,
Công ty High Appraise đã nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu
tư từ tháng 02/2023.
Vậy đề nghị Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
cho biết Sở đã phối hợp với các cơ quan có liên quan (Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh...) giải quyết trường hợp
của Công ty High Appraise như thế nào? Nhất là việc phối hợp với Giám đốc Bảo
hiểm Xã hội tỉnh trong việc xác nhận doanh nghiệp không còn hoạt động kinh
doanh tại địa chỉ đã đăng ký (Doanh nghiệp này đã ngưng hoạt động trên 02
năm) hoặc doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật đê thực hiện được
chế độ BHXH đối với người lao động theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
|
7
|
Hồ Thị Ngọc Lan
|
Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
|
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, trong 6 tháng
đầu năm 2023:
Đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp: So
với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 5,8%, trong khi đó
số doanh nghiệp giải thể lại tăng 17%. Việc cắt giảm lao động số lượng lớn có
nguy cơ tiếp tục diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.
Đối với tình hình lao động: Có 17.836 người đăng
ký bảo hiểm thất nghiệp; chi trợ cấp thất nghiệp 352,2 tỷ đồng (trên 2 tỷ/ngày);
tư vấn, giới thiệu việc làm cho 89.876 lượt người (chưa xác định được người
ký được hợp đồng việc làm).
Xuất phát từ tình hình trên, đề nghị Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thực trạng về tình hình lao động (số
lao động có việc làm, số bị thiếu việc làm, số bị thất nghiệp; số có việc làm
mới...) trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh Long An trong 6 tháng đầu
năm 2023 như thế nào? và dự báo tình hình này trong 6 tháng cuối năm 2023 như
thế nào?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những
giải pháp cụ thể gì để tạo việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm
trong độ tuổi lao động trong 6 tháng cuối năm 2023.
|
8
|
Trương Văn Nam
|
Theo báo cáo của ngành Giáo dục và Đào tạo: Với
chủ trương phân luồng hàng năm của tỉnh, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS
vào học trung cấp nghề và nghề khác trong 3 năm học gần đây, toàn tỉnh chỉ mới
đạt từ 10 đến trên 16%. Tỷ lệ học sinh không được tiếp tục học chương trình
THPT, cũng như không được học nghề nghiệp phải bước vào đời sớm (thiếu trình
độ học vấn cơ bản và kỹ năng làm việc) trong toàn tỉnh là trên 6% (trên 1.100
học sinh/năm) so với số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm (bình quân trên
21.000 học sinh/năm). Đồng nghĩa với việc số học sinh bước vào đời sớm này đã
phải dừng việc thực hiện mục tiêu học tập suốt đời của mình ngay từ khi còn rất
trẻ.
Một trong những nguyên nhân cơ bản chưa thể thu
hút được hết học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề và nghề khác
theo chỉ tiêu đề ra là do hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên
địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo hết số lượng học sinh sau tốt
nghiệp THCS không tiếp tục học chương trình THPT (do phân luồng).
Đề nghị Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
cho biết biết thực trạng hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa
bàn tỉnh hiện nay như thế nào? việc bố trí các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã
gắn với việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và sau tốt nghiệp THPT,
cũng như đã gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực lao động qua đào tạo
hay chưa? Giải pháp trong thời gian tới cho vấn đề này như thế nào?
|
9
|
Nguyễn Văn Vũ
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Ngày 18/10/2021, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết
định số 42/2021/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với
đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An;
Tại khoản Điều 6 Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND,
quy định:
“3. Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp:
c) Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp thuộc khu
vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất là đất
ở để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc chuyển quyền sử dụng đất kết
hợp với chuyển mục đích sang đất ở thì thửa đất mới hình thành phải tiếp giáp
với đường giao thông công cộng; đồng thời đảm bảo kích thước, diện tích tối
thiểu tại Điều 8 quy định này.
Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại sau khi
tách thửa thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở thì phải tiếp giáp với đường
giao thông công cộng, đồng thời đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu tại
Điều 8 quy định này. Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại sau khi tách thửa
thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp thì không bắt buộc tiếp giáp với
đường giao thông công cộng nhưng đảm bảo diện tích tối thiểu tại Điều 9 quy định
này.”
Như vậy trường hợp thửa đất nông nghiệp tách thửa
chuyển mục đích đủ điều kiện tại điểm c, khoản 3 điều này nhưng phần còn lại
sau khi tách thửa thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở đảm bảo kích thước, diện
tích tối thiểu tại Điều 8 quy định này nhưng không tiếp giáp đường giao thông
công cộng thì không thực hiện được.
Trường hợp thửa đất nông nghiệp tách thửa chuyển
mục đích đủ điều kiện tại điểm c, khoản 3 điều này nhưng phần còn lại sau khi
tách thửa đủ hạn mức quy định tách thửa đất nông nghiệp tại Điều 9 nhưng thuộc
quy hoạch sử dụng đất không phải là đất nông nghiệp (quy hoạch loại đất khác:
đất giao thông, đất ở) thì thửa đất trên cũng không đủ điều kiện để tách thửa.
Trường hợp thửa đất hiện trạng đang tiếp giáp trực
tiếp đường giao thông công cộng nhưng theo quy hoạch sử dụng đất thì thửa đất
có quy hoạch một phần là đất giao thông và một phần là đất ở. Theo điểm c,
khoản 3 điều này thì thửa đất mới hình thành phải tiếp giáp với đường giao
thông công cộng; đồng thời đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu tại Điều 8
quy định này. Do đó trường hợp này không đủ điều kiện để tách thửa.
Cụ thể như một số trường hợp tách thửa chuyển mục
đích sang đất ở của một số hộ dân có đất cặp theo Đường không đủ điều kiện thực
hiện. Vì theo hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thì phạm vi đường,
tiếp đến là đất quy hoạch giao thông, sau đó mới đến phạm vi quy hoạch đất ở.
Do đó, phần đất xin chuyển mục đích sang đất ở không tiếp giáp với đường giao
thông hiện hữu, do đó không tách thửa được.
Theo điểm a, khoản 2 Điều 6 Quyết định số
42/2021/QĐ-UBND quy định:
Thửa đất mới hình thành do tách thửa và thửa đất
còn lại sau khi tách thửa phải tiếp giáp với đường giao thông cộng cộng, đồng
thời đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu tại Điều 8 quy định này.”
Tuy nhiên trên thực tế có nhiều thửa đất ở tiếp
giáp với phần đất nhà nước quản lý như đất công sau đó mới tiếp giáp đường
giao thông thì không đảm bảo điều kiện tách thửa theo quy định này nên không
thực hiện được.
Có trường hợp thửa đất ở không tiếp giáp đường
giao thông, khi thực hiện tách thửa đất ở để chuyển nhượng kết hợp với hợp thửa
đất liền kề là đất thổ. Theo quy định trên thì việc tách thửa không đủ điều
kiện thực hiện do không tiếp giáp giao thông.
Do đó, phần đất người dân xin chuyển mục đích
sang đất ở không tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu, do đó không tách thửa
được mà trong khi đó người dân có nhu cầu thật sự về nhà ở.
Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực
hiện về quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
|
10
|
Nguyễn Văn Vũ
|
Căn cứ Quyết định số 54/2020/QĐ-UBND ngày
21/12/2020 của UBND tỉnh Long An về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
12/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh về Quy định khu vực thuộc nội
thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;
vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Long An, Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Tài nguyên và Môi trường - Xây dựng hướng dẫn thực hiện các quy định
về điều kiện chăn nuôi; quy định về bảo vệ môi trường và quy định cấp phép đối
với nhà yến xây dựng trong vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Long An.
Tại phụ lục số 01 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT
ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê
đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, mục 1.5 giải thích cách xác định
loại đất nông nghiệp khác như sau: “Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để
xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các
loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi; đất
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu
thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”.
Theo quy định trên, công trình Nhà yến được phép xây dựng trên đất nông nghiệp
khác.
Như vậy, mặc dù văn bản luật có nêu nhưng hiểu
đúng và thực hiện đang gặp khó, vì vậy kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường
có hướng dẫn cụ thể loại đất sử dụng đất đúng mục đích để xây dựng nhà nuôi
chim Yến.
|
11
|
Phạm Văn Bốn
|
Thời gian qua, trên địa bàn xã Tân Tập, xã Phước
Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc có nhiều dự án đang triển khai thực hiện nhưng
chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng
lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án, trong đo có các dự án do Công ty Cổ
phần Đồng Tâm đầu tư, điển hình như các dự án:
- Dự án Khu Đô thị Đông Nam Á Long An giai đoạn
2, diện tích 339 ha do Công ty TNHH Phát triển Đô thị Cảng Long An đầu tư tại
xã Tân Tập.
- Dự án Khu Công nghiệp Đông Nam Á giai đoạn 2,
diện tích 288 ha do Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Long An đầu tư tại xã Tân
Tập và xã Phước Vĩnh Đông.
Do đó, Tôi xin hỏi với vai trò là Ủy viên UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ông có đề xuất giải pháp như thế nào để
đẩy nhanh tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng
đất trồng lúa các dự án trên đến khi nào mới được hoàn thành thủ tục để triển
khai? Việc chậm trễ này trách nhiệm thuộc về ai?.
|
12
|
Võ Thành Trí, Trần
Văn Cường
|
Hiện nay, tình hình thiếu nguồn nguyên liệu đất
san lấp các công trình dự án trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình trọng
điểm, chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp là rất cấp
thiết, dẫn đến các công trình, dự án phải dừng lại, chậm triển khai, từ đó ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và ảnh hưởng đến bà con
nhân dân; ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Nghị quyết Đại hội và làm đội vốn,
châm giải ngân vốn đầu tư.
Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên là do Tỉnh
chưa cấp phép khai thác khoáng sản (khai thác hầm đất).
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh,
xin GĐ Sở TN&MT cho biết việc cấp phép khai thác khoáng sản (hầm đất) còn
vướng mắc về quy hoạch hay chủ trương, chính sách pháp luật, thủ tục gì hay
không? Khi nào tỉnh ta mới có thể cấp phép cho khai thác hầm đất để có nguồn
nguyên liệu đất san lấp các công trình, dự án bức xúc của các địa phương?
|
13
|
Vũ Hồng Hạnh
|
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Ủy ban
nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác đo đạc, cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức Hòa được tập trung thực hiện và
đạt được một số kết quả quan trọng: tiến độ đến nay có 12, xã, thị trấn đã
nghiệm thu và đưa vào sử dụng dự án đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với đăng
ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; 04 xã thị trấn hoàn đã hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính và đang thực
hiện kê khai, đăng ký cấp Giấy CNQSD đất; 04 xã, thị trấn đã hoàn thành chỉnh
lý biến động, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;.... góp phần nâng cao công tác
quản lý nhà nước tại địa phương ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc
cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân còn nhiều bất cập,
sai sót gây bức xúc cho người dân, cụ thể: cấp đổi mất nhiều thời gian, còn
nhiều sai sót về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, ngày tháng năm sinh, hồ
sơ cấp đổi chưa được cán bộ chuyên môn hướng dẫn đầy đủ, làm cho người dân phải
đi lại nhiều lần; Một số trường hợp theo hệ thống bản đồ địa chính mới có
phát sinh đường giao thông, những tuyến đường này không phải do nhà nước và
nhân dân cùng làm và chưa được nhà nước công nhận (đa phần tại các khu dân cư
tự phát, người dân tự chừa làm lối đi chung,...) phần đất này do người dân
còn đứng tên, chưa được nhà nước thu hồi; Một số trường hợp không thực hiện
được trích lục trên phiên cơ sở dữ liệu địa chính mới mà phải hướng dẫn người
dân trích đo bản đô địa chính do bản đồ địa chính mới đo bao;.... dẫn tới một
số trường hợp người dân nộp hồ sơ từ 3 - 9 tháng mà chưa được cấp đổi.
Như vậy, thay mặt cử tri huyện Đức Hòa đề nghị
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả thực
hiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua, còn bao
nhiêu trường hợp như đã nêu trên; đồng thời xác định rõ nguyên nhân và giải
pháp khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người
dân.
|
14
|
Nguyễn Văn Vũ
|
Sở Xây dựng
|
Căn cứ theo khoản 3, khoản 7, Điều 3 của Nghị định
số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật
Chăn nuôi. Căn cứ Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 của HĐND tỉnh về
quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư
không được phép nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Long An, theo đó
UBND tỉnh có Quyết định số 54 và Hướng dẫn liên sở số 1262/ HDLS-
NN&PTNN-TNMT-XD hướng dẫn thực hiện quy định về điều kiện chăn nuôi đối với
việc xây dựng nhà Yến trên địa bàn tỉnh.
Từ những căn cứ trên thì Sở Xây dựng tỉnh có
trách nhiệm hướng dẫn bộ thủ tục xây dựng, quy mô xây dựng nhà Yến trên địa
bàn tỉnh. Vì vậy, Sở cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết vế bộ thủ tục xây nhà
Yến (mặc dù trong thời gian qua Sở có hướng dẫn nhưng chỉ trích yếu văn bản,
rất khó trong thực hiện), cũng như hướng xử lý các nhà Yến đã xây dựng xong ở
các vùng được phép nuôi chim Yến, tránh gây lãng phí và thất thoát trong đầu
tư nhà nuôi chim Yến.
|
15
|
Nguyễn Văn Vũ
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Căn cứ theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 21 tháng
01 năm 2020, Nghị định hướng dẫn cho tiết luật chăn nuôi. Tại điểm 1, khoản
a,b Điều 25 quy định về vùng nuôi chim Yến. Theo đó, HĐND tỉnh có Nghị quyết
số 12, UBND tỉnh có Quyết số 54 và hướng dẫn liên sở hướng dẫn thực hiện quy
định về điều kiện chăn nuôi đối với việc xây dựng nhà Yến trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện chịu trách hướng
dẫn, quy hoạch vùng được phép nuôi chim yến (ngoài vùng được phép nuôi).
Tuy nhiên, cấp huyện đang gặp khó khăn về chọn vị
trí và quy hoạch vùng nuôi, bởi vì con chim Yến sinh sống tự do trong thiên
nhiên không ở tập trung và di cư tự do. Vì vậy, khi quy hoạch vùng nuôi chim
Yến người dân có nhu cầu nuôi gặp khó khăn về vị trí đất xây nhà Yên (người tại
vùng quy hoạch có đất không có nhu cầu nuôi, người nơi khác muôn nuôi thì
không có đất), hơn nữa vùng chọn quy hoạch được nuôi chưa chắc Yến nhiều hơn
vùng không được quy hoạch nuôi dẫn đến thua lỗ. Mặc dù các văn bản đã nêu cơ
bản cụ thể, tuy nhiên trong quá trình thực hiện địa phương còn gặp lúng túng.
Đề nghị Sở hướng dẫn cụ thể thêm nữa về vùng được phép quy hoạch nuôi chim Yến.
|
16
|
Võ Thành Trí, Trần
Văn Cường
|
Tỉnh Long An chúng ta có vị trí địa lý và điều kiện
khí hậu thuận lợi cho chim yến sinh sống và sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều.
Từ đó cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh
là rất lớn tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho người dân.
Theo số liệu tôi nắm được đến 30/6/2023 trên địa
bàn tỉnh hiện có 1.174 nhà yến, tăng 641 nhà so với năm 2020. Theo tôi, con số
này dự báo còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với nhà
yến hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn do được điều chỉnh bởi nhiều luật: Luật
thú y; Luật quy hoạch; Luật Xây dựng; Luật bảo vệ môi trường;... nhưng lại
chưa có một quy định chung thống nhất để hướng dẫn cho người dân nuôi và dẫn
dụ chim yến và địa phương quản lý.
Xin GĐ Sở NN&PTNT cho biết giải pháp trong quản
lý và hướng phát triển nhà yến của tỉnh ta trong thời gian tới như thế nào?
|
17
|
Nguyễn Minh Tấn
|
|
Thực hiện Quyết định số 68/2017/ĐQ-UBND, ngày
28/12/2017 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp
cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của chương trình bố trí dân cư
theo quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của thủ tướng Chính phủ trên
địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2017- 2020. Sở Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 66 hộ liền kề Chốt Dân
quân biên giới đã xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2019, 2020, mỗi hộ
35 triệu đồng từ nguồn di dân ra biên giới.
Từ năm 2021 đến nay, Quyết định số 1776/QĐ-TTg đã
hết hiệu lực, Trung ương không phân bổ nguồn vốn này cho tỉnh để thực hiện hỗ
trợ cho các hộ dân ở điểm dân cư biên giới. Do đó năm 2021, 2022 chúng ta còn
nợ 64 hộ, mỗi hộ 35 triệu đồng (05 huyện, trừ thị xã Kiến Tường). Được biết
ngày 18/5/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 590/QĐ-TTg về việc
phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai đặc biệt khó khăn,
biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030.
Xin đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn cho biết qua gần 2 năm trôi qua, Sở đã trình UBND tỉnh xin chủ
trương chưa? (nếu được tôi xin được biết văn bản số, ngày, tháng, năm), kết
quả đã được UBND tỉnh phản hồi, trả lời chưa?
Nếu được tiếp tục được triển khai, ông có thể xác
định thời gian thực hiện trong thời gian tới để cử tri an tâm.
|
18
|
Nguyễn Minh Tấn
|
Sở Công thương
|
Thực hiện Kế hoạch số 1978, 1979-KH/UBND, ngày
25/6/2021 của UBND tỉnh về xây dựng Điểm dân cư liền kề Chốt dân quân; liền kề
Đồn, Trạm biên phòng trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2021- 2025).
Sau kỳ họp trước, cử tri ở liền kề Chốt dân quân;
liền kề Đồn, Trạm biên phòng trên địa bàn 05 huyện biên giới, thị xã Kiên Tường
đề nghị tỉnh sớm có giải pháp triển khai hệ thống lưới điện và nước sạch cho
bà con cử tri sử dụng bảo đảm định cư lâu dài trên biên giới, vấn đề này đã
được Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh thống nhất chủ trương đã đồng hành cùng Bộ
Tư lệnh Quân khu 7 triển khai xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng 24 Điểm
dân cư/210 hộ trên toàn tuyến biên giới; Tuy nhiên việc bảo đảm lưới điện và
nước sạch đã có chủ trương, nhưng hiện tại chưa bảo đảm điện, nước cho bà
con.
Vậy đề nghị Sở Công thương; Sở Nông nghiệp &
Phát triển Nông thôn cho ý kiến trả lời cử tri đến khi nào mới bảo đảm tốt 2
vấn đề trên để bà con an tâm định cư lâu dài trên tuyến biên giới, góp phần
xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh.
|
19
|
Đặng Thị Ngọc Mai
|
Hiện nay giá cả hàng hóa không ổn định, tiêu thụ
sản phẩm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như
chuẩn bị đầu tư cho vụ tiếp theo. Xin giám đốc Sở Công thương cho biết việc kết
nối tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản trong thời gian qua trên địa
bàn tỉnh như thế nào, và giải pháp của Sở Công thương trong thời gian tới để
giúp người dân có định hướng trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.
|