Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 31/2023/NQ-HĐND quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 31/2023/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2023
Ngày có hiệu lực 19/12/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2023/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 08 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư;

Xét Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 64/BC-HĐND-PC ngày 22 tháng 11 năm 2023 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước, gồm 06 nhóm giải pháp cụ thể.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (viết tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Điều 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, gồm các giải pháp:

a) Tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư duy triển khai thực hiện pháp luật, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ cơ sở.

b) Phối hợp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, báo cáo viên đảm bảo uy tín, tiêu chuẩn trong giảng dạy; thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

c) Cán bộ, công chức, viên chức chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để hiện thực hóa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, gồm các giải pháp:

a) Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, ngành chức năng, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương đa dạng hình thức tổ chức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu thực tiễn, đảm bảo thực chất, hiệu quả tạo sức lan tỏa trong nhân dân.

c) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giữa cơ quan Tư pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình của từng địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.

3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ấp, khu phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, gồm các giải pháp:

a) Người đứng đầu tổ chức cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm kiến nghị, phản ánh chính đáng trong phạm vi lãnh đạo, quản lý.

[...]