HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2020/NQ-HĐND
|
Lào Cai,
ngày 04 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ, CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP, MIỄN,
GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ; MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN
LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY; CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO
ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 26/2016/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy đinh chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với
công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người
nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập;
Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP
ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
80/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện
ma túy tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số
135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành
niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số
117/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng;
Căn cứ Thông tư 124/2018/TT-BTC
ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng
kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện;
Xét Tờ trình số 264/TTr-UBND ngày
18 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết quy định
một số nội dung về mức hỗ trợ, các khoản đóng góp, miễn, giảm đối với người cai
nghiện ma tuý; mức hỗ trợ đối với cán bộ quản lý đối tượng cai nghiện ma túy;
chế độ trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc
tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa
bàn tỉnh Lào Cai. Báo cáo thẩm tra số 263/BC-BVHXH ngày 01 tháng 12 năm 2020 của
Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Nghị quyết này quy định một số nội dung về mức hỗ trợ, các khoản
đóng góp, chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma tuý; mức hỗ trợ đối với
người trực tiếp quản lý đối tượng cai nghiện ma túy; chế độ hỗ trợ đối với cán
bộ viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma
túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Trách
nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chịu
trách nhiệm thi hành Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Lào Cai Khóa XV, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 04 tháng 12 năm
2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ, CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP, MIỄN, GIẢM
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ; MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ NGƯỜI
CAI NGHIỆN MA TÚY; CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM
VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 31/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy định một số nội dung,
mức hỗ trợ, các khoản đóng góp, miễn giảm đối
với người cai nghiện ma túy; mức hỗ trợ đối với người trực tiếp quản lý người cai
nghiện ma túy; chế độ hỗ trợ đối với viên chức và người lao động làm việc tại
các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý và sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
2. Các nội dung khác không quy định
tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Người nghiện ma tuý chữa trị,
cai nghiện bắt buộc hoặc tự nguyện, gồm: Người nghiện ma túy bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính; Người chưa thành niên nghiện ma túy chữa trị,
cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập; người nghiện ma
túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
2. Người đã hoàn thành xong thời
gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện
được áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú;
3. Các cơ sở quản lý người nghiện
ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý gồm: Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
cơ sở điều trị/cơ sở cấp phát thuốc
Methadone do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập.
4. Cán bộ quản lý
người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng;
5. Cán bộ viên chức và người lao động
làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý và người sau cai nghiện ma
tuý;
6. Các
cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn
thu đóng góp, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các quy định tại
Nghị quyết này.
Điều 3. Nguồn kinh phí
1.
Nguồn ngân sách tỉnh; ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách huyện, thị xã, thành
phố;
2.
Nguồn đóng góp của bản thân hoặc gia đình người nghiện, người sau cai nghiện ma
túy;
3.
Nguồn thu từ kết quả lao động sản xuất của cơ sở cai nghiện;
4.
Nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Chương II
MỨC HỖ TRƠ,
CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN BẮT BUỘC, CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều 4. Mức hỗ
trợ cho người nghiện trong thời gian chấp hành quyết định xử lý hành chính; người
chưa thành niên chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
1. Tiền ăn hàng tháng của người cai nghiện: Bằng 0,8 mức lương cơ sở/người
cai nghiện/tháng. Ngày lễ, Tết dương lịch người cai
nghiện được ăn bằng 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán người
cai nghiện được ăn bằng 05 lần tiêu chuẩn ngày
thường; chế độ ăn đối với người cai nghiện
bị ốm theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, bằng 03 lần tiêu chuẩn ngày
thường.
2. Tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần
áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết của người cai nghiện bằng 0,9 mức lương cơ sở/người cai nghiện/năm.
3. Tiền hoạt động văn nghệ, thể dục,
thể thao: Mức 70.000 đồng/người cai nghiện/năm.
4. Tiền ăn khi đi đường, tiền tàu
xe trở về nơi cư trú: Người cai nghiện là thân nhân người có công với cách
mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, sau khi
chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú được cấp tiền ăn khi đi đường,
tiền tàu xe như sau:
a) Tiền ăn: hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày;
hỗ trợ tối đa 01 ngày.
b) Tiền tàu xe: Mức
hỗ trợ theo giá phương tiện công cộng phổ thông.
Điều 5. Các
khoản đóng góp và mức hỗ trợ đối với người cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai
nghiện ma túy công lập
1. Các khoản đóng góp:
a) Tiền ăn hằng
tháng, tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết
của người cai nghiện: Mức đóng góp bằng 30% mức quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 4 Quy định này.
b) Tiền sinh hoạt văn nghệ, thể
thao: 70.000 đồng/người/năm;
c) Tiền điện, nước sinh hoạt, vệ
sinh: 80.000 đồng/người/tháng;
d) Học văn hoá, học nghề (nếu người
cai nghiện có nhu cầu) mức thu theo mức hợp đồng đào tạo cụ thể cho từng khóa học
nghề, khóa học văn hóa;
đ) Chi phí sàng lọc, đánh giá mức
độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác
sỹ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thực
hiện dịch vụ;
e) Chi phí điều trị nhiễm trùng cơ
hội và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện ma túy không ký hợp đồng
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Theo chi phí thực tế phát sinh và hóa đơn,
chứng từ chi tiêu hợp pháp.
2. Các khoản hỗ trợ:
a) Tiền ăn hằng tháng, tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân
cần thiết của người cai nghiện: Mức hỗ trợ bằng 70% mức quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 4 Quy định này;
b) Tiền thuốc
cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự
nguyện: 650.000 đồng/ người/lần cai nghiện;
c) Đối với những
trường hợp là người thuộc diện hộ nghèo, người thuộc gia đình chính sách theo
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc
diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật; người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ 100%
kinh phí phải đóng góp quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Đối với người
thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ 50% các khoản đóng góp quy định tại Khoản
1 Điều này.
Chương III
CÁC KHOẢN ĐÓNG
GÓP, MỨC HỖ TRỢ, MIỄN, GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG
ĐỒNG
Điều 6. Các khoản đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tại gia
đình, cộng đồng
1. Đối với người
cai nghiện ma túy tại cộng đồng:
a) Chi phí khám sức
khỏe; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều
trị cắt cơn: 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
b) Tiền thuốc hỗ
trợ cắt cơn nghiện: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
c) Tiền ăn:
40.000 đồng/người/ngày;
d) Tiền điện, nước
sinh hoạt: 80.000 đồng/người/tháng;
đ) Tiền hoạt động
văn thể: 50.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
e) Chi phí cho
các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho
người sau cai nghiện (nếu có). Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp
pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với người
cai nghiện ma túy tại gia đình: Chi phí khám sức khỏe; xét nghiệm phát hiện chất
ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn: 200.000 đồng/người/lần
chấp hành quyết định; tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện:
400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
Điều 7. Mức hỗ trợ, miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy tại gia
đình, cộng đồng
1. Hỗ trợ đối với
người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình
chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành
niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS,
cụ thể:
a) Người cai nghiện
ma túy tự nguyện: Hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này;
b) Người cai nghiện
ma túy bắt buộc: Hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt
cơn nghiện ma túy theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này và tiền
ăn trong thời gian cai nghiện tập trung, mức hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày, thời
gian hỗ trợ tiền ăn tối đa 15 ngày.
2. Miễn, giảm
a) Miễn các khoản
đóng góp quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e khoản
1 Điều 6 Quy định này đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết
tật, người nhiễm HIV/AIDS;
b) Giảm 50 % các
khoản đóng góp quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 6 Quy định
này đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ gia đình cận
nghèo.
Chương IV
HỖ TRỢ NGƯỜI TRỰC
TIẾP THEO DÕI, QUẢN LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN TẠI GIA ĐÌNH, CHẾ ĐỘ HỘ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN
BỘ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA
TÚY
Điều 8. Hỗ trợ
người trực tiếp theo dõi, quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng
đồng
1. Hỗ trợ người trực tiếp theo
dõi, quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng (gồm: theo dõi,
quản lý người nghiện ma túy, người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng
đồng, người sau cai nghiện ma tuý có nơi cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn):
350.000 đồng/người/tháng.
2. Căn cứ vào số lượng người nghiện
có hồ sơ quản lý hàng năm trên địa bàn, UBND cấp xã phân công từ 01 đến 03 người
trực tiếp theo dõi, quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng
(sau đây viết tắt là người nghiện), cụ thể:
a) Xã, phường, thị trấn có dưới 50
người nghiện được bố trí 01 người theo dõi, quản lý;
b) Xã, phường, thị trấn có từ 50 đến
dưới 100 người nghiện được bố trí 02 người theo dõi, quản lý;
c) Xã, phường, thị trấn có từ 100
người nghiện trở lên được bố trí 03 người theo dõi, quản lý.
Điều 9. Chế độ
hỗ trợ đối với cán bộ viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản
lý người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Lào Cai
1. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Cán bộ viên chức
và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, điều động, biệt phái đã được xếp
lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, viên chức và lực lượng vũ trang
làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các Cơ sở quản lý người
nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
b) Cơ sở quản lý
người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
bao gồm: Cơ sở cai nghiện ma túy công lập; cơ sở điều trị
bằng thuốc Methadone do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Đối tượng không được hỗ trợ:
a) Người làm việc theo hợp đồng
lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng;
b) Người được điều động, biệt phái
có thời hạn dưới 03 tháng;
c) Người có thời gian đi công tác,
học tập ở trong nước không trực tiếp làm các công việc tại cơ sở cai nghiện liên tục từ 03 tháng trở lên;
d) Người có thời gian nghỉ việc
riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
đ) Người có thời gian nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Người có thời gian bị đình chỉ
công tác hoặc không được làm các công việc tại cơ sở quản lý người cai nghiện
ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý theo quy định của pháp luật.
3. Mức hỗ trợ và thời gian chi trả
a) Mức hỗ trợ: Bằng 1,0 mức lương
cơ sở. Thu nhập từ nguồn hỗ trợ không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Thời gian chi trả hỗ trợ: Tiền
hỗ trợ được trả cùng kỳ lương hàng tháng.