Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025

Số hiệu 31/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2016
Ngày có hiệu lực 19/12/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2016/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản quy hoạch tổng th phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thng khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.

Xét Tờ trình s 169/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua dự án Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra s 818/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã nhằm thiết lập, đưa vào hoạt động khu bảo tồn và phát triển bền vững sự phong phú, đa dạng về hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội địa, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao như cá chiên, cá lăng, cá chép, cá bỗng, cá úc..., khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giá trị về đa dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Thiết lập khu bảo tồn:

Thiết lập Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã đến năm 2025, với diện tích 10.021,88 ha, bao gồm: 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, 11 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển, trong đó:

- Giai đoạn 2016 - 2020: Thiết lập và đưa vào bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã với tng diện tích 9.636,26 ha, bao gồm: 10 vùng bảo vệ nghiêm ngặt; 8 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Thiết lập và đưa vào bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã với tổng diện tích 6.794,42 ha, bao gồm: 07 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, 03 vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển

2.2. Bảo tồn các loài quý hiếm

- Giai đoạn 2016 - 2020: Bảo tồn 19 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao thuộc sông Mã gồm: Cá úc, cá chiên, cá bng đen Trung Hoa, cá chuối hoa, cá trôi Việt, cá mòi cờ, cá chép, cá mú sao, cá lăng, cá chạch sông, cá vền, cá nhệch, cá thu u, cá bỗng, cá ngạnh, cua ra, trai, cua suối Kim Bôi và một loài có giá trị văn hóa ẩm thực đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa là phi cầu Sài nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển và khai thác lâu bền nguồn lợi.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Ngoài bảo tồn 19 giống loài thủy sinh quý hiếm giai đoạn 2016 - 2020, bảo tồn thêm 02 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao thuộc sông Mã gồm cá dầu sông thân mỏng, cá rầm xanh nhm duy trì, bảo vệ, phát triển và khai thác lâu bền nguồn lợi.

II. NHIỆM VỤ

1. Quy hoạch các khu bảo tồn

Phạm vi khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước sông Mã thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với tổng diện tích 10.021,88 ha, Khu bảo tồn được chia thành các vùng chức năng, gồm:

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Bao gồm 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, được ký hiệu SM1, SM2, SM3, SM4, SM5, SM6, SM7, SM8, SM9, SM10, SM11, SM12, SM13, SM14, SM15, SM16 và SM17 với tổng cộng 33 tiểu vùng có tổng diện tích 673,39 ha.

(Có phụ lục chi tiết số 01 kèm theo)

[...]