Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 303/2009/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ thuộc diện điều động, luân chuyển và tăng cường cho cấp xã do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 303/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2009
Ngày có hiệu lực 01/01/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Thào Xuân Sùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/2009/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 07 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ THUỘC DIỆN ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN VÀ TĂNG CƯỜNG CHO CẤP XÃ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BA

Căn cứ Khoản 5, Điều 17 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Khoản 6, Điều 10 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 06 tháng 6 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc điều động, luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cấp xã; Thông báo số 1717-TB/TU ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Tỉnh uỷ Sơn La thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương ban hành chính sách đối với cán bộ thuộc diện điều động, tăng cường, luân chuyển cho cấp xã;

Xét Tờ trình số 157/TTr-UBND, ngày 14 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành chế độ hỗ trợ đối với cán bộ thuộc diện điều động, luân chuyển và tăng cường cho cấp xã; Báo cáo thẩm tra số 530/BC-PC HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ thuộc diện điều động, luân chuyển và tăng cường cho cấp xã.

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối với hình thức điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ từ tỉnh xuống xã: Gồm các chức danh từ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các đồng chí quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng).

2. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ huyện xuống xã: Gồm các chức danh từ cấp phó các cơ quan, phòng, ban, đoàn thể huyện; các đồng chí quy hoạch chức danh Trưởng phòng trở lên.

3. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ xã, phường, thị trấn lên huyện, thành phố: Gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch UBND, Trưởng Công an, Trưởng Quân sự.

4. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ xã này sang xã khác: Gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã (Trường hợp cần thiết có thể xem xét thêm các chức danh khác).

II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ LUÂN CHUYỂN

1. Điều kiện: Là cán bộ trong biên chế nhà nước và hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị khối hành chính - sự nghiệp; Doanh nghiệp; các ban Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;

2. Tiêu chuẩn: Có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và lối sống lành mạnh, tác phong quần chúng.

2.1. Đối với hình thức điều động, luân chuyển tăng cường, cán bộ từ tỉnh, huyện xuống xã.

a) Cán bộ phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Đại học trở lên và là cán bộ trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện;

b) Là cán bộ có triển vọng phát triển, nằm trong quy hoạch hoặc thuộc diện sẽ xem xét đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhìn chung phải đảm bảo độ tuổi khi hết thời hạn luân chuyển còn đủ tuổi công tác ít nhất hết một khoá (hay một nhiệm kỳ) trở lên; coi trọng những cán bộ có độ tuổi từ 30 - 40 tuổi.

2.2. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ xã, phường, thị trấn lên học việc tại huyện, thành phố: Là cán bộ đương chức, nhất là cán bộ trẻ mới được bổ nhiệm vào cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn; có trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực đáp ứng với yêu cầu công việc nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn về lãnh đạo, quản lý, điều hành.

2.3. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ xã này sang xã khác: Là cán bộ đương chức, có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông, có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên.

III. THỜI GIAN LUÂN CHUYỂN

1. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ tỉnh, huyện xuống xã và từ xã này sang xã khác: Thời gian điều động, luân chuyển ít nhất là 03 năm.

2. Đối với hình thức điều động, luân chuyển cán bộ từ xã, phường, thị trấn lên huyện, thành phố: Thời gian điều động, luân chuyển từ 04 đến 06 tháng. Các cơ quan phụ trách xã, phường hoặc cơ quan của huyện, thành phố có cán bộ lên học tập kinh nghiệm có trách nhiệm cử cán bộ của cơ quan, đơn vị mình xuống giúp xã, phường trong thời gian cán bộ xã, phường công tác ở huyện, thành phố.

IV. CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ

1. Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện thuộc diện điều động, luân chuyển, tăng cường về xã.

[...]