Nghị quyết 30/2017/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 30/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2017
Ngày có hiệu lực 24/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2017/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 14 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bvốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 5641/TTr-UBND ngày 08/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị văn minh; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh được giữ vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 50 - 55% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương 59 - 65 xã); có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn huyện chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã đồng bằng đạt dưới 16 tiêu chí, không còn xã min núi đạt dưới 08 tiêu chí.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất gấp 1,8 lần so với năm 2015.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5% - 2%/năm (riêng huyện Đakrông giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

- Phấn đấu mỗi huyện có 1 - 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

II. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

1. Tổ chức thực hiện đầy đủ 11 nội dung thành phần để phấn đấu đạt các tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chú trọng công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn, đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới theo cơ chế phát triển quỹ đất tạo cơ sở hạ tầng và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã gắn với quy hoạch phát triển đô thị. Bổ sung quy hoạch sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, gia công, phát triển làng nghề gn với phát triển du lịch sinh thái, từ đó chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, sử dụng hết nguồn lực lao động nông nhàn.

2. Huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2020

a) Về cơ cấu nguồn vốn: Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình nông thôn mới, khoảng 24%; vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn, khoảng 6%; vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại cho vay xây dựng nông thôn mới từ nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh), khoảng 45%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác, khoảng 15%; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư, khoảng 10%.

b) Về nguồn vốn ngân sách:

- Ngân sách Trung ương thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Ngân sách tỉnh bố trí mỗi năm 40 tỷ đồng, lồng ghép từ nguồn vốn đầu tư tập trung do tỉnh quản lý, nguồn vốn xổ số kiến thiết, nguồn tăng thu hàng năm... đhỗ trợ cho các xã đăng ký đạt chuẩn theo kế hoạch hằng năm để hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt chuẩn; hỗ trợ huyện đăng ký đạt chuẩn giai đoạn 2016 - 2020 hoàn thiện các tiêu chí huyn chưa đạt chuẩn; hỗ trợ duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí, hỗ trợ xây dựng xã kiểu mẫu; hỗ trợ khen thưởng, động viên bng công trình đi với các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và có nhiều nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập và hỗ trợ thực hiện Đề án quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”.

(Nội dung và định mức hỗ trợ kèm theo phụ lục)

- Ngân sách cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.

[...]